Xử lý rác thải sau lũ bằng chế phẩm sinh học

Trần Anh Minh |

Hơn nửa tháng qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị diễn ra mưa lớn liên tiếp nhiều đợt gây ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng, có nơi ngập sâu hơn 2,5 m gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Hiện toàn tỉnh đang tập trung huy động tất cả các nguồn lực để ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Lũ lụt gây tác hại đến sức khoẻ con người và môi trường sống. Sau lũ lụt, thường xảy ra nhiều loại dịch bệnh như tả, lỵ, thương hàn... mà nguyên nhân chính là do môi trường và nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nặng. Để xử lý tốt môi trường sau lũ, Sở Khoa học và công nghệ (KH&CN) sẽ giúp người dân xử lý rác bằng chế phẩm sinh học để làm phân bón.

Do hậu quả của mưa lớn, nước lũ từ nguồn đổ về, dâng cao mang theo nhiều rác thải từ các loại thân, lá cây và bèo tây lấp đầy các đoạn sông làm cản trở dòng chảy, hoặc dạt vào bờ chất thành đống gây ô nhiễm môi trường. Lượng rác hình thành sau lũ tăng lên rất nhiều, tràn ngập vườn tược, đường giao thông, ruộng đồng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, giao thông đi lại của người dân. Nhằm hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau lũ, đợi nước rút hết, Sở KH&CN khuyến khích và sẽ hướng dẫn cho người dân ở những khu vực có nhiều rác hữu cơ, bèo tây sử dụng chế phẩm vi sinh Compo - QTMIC do Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN Quảng Trị sản xuất để ủ làm phân bón hữu cơ sinh học.

Hướng dẫn người dân xử lý bèo tây bằng chế phẩm Compo-QTMIC làm phân bón -Ảnh: TAM​
Hướng dẫn người dân xử lý bèo tây bằng chế phẩm Compo-QTMIC làm phân bón -Ảnh: TAM​

Bèo tây và các loại rác hữu cơ sau khi trộn với chế phẩm vi sinh Compo - QTMIC rồi chất thành đống, phủ bạt ủ trong thời gian từ 25 - 30 ngày. Chế phẩm vi sinh sẽ dễ dàng làm hoai mục nhanh các loại rác hữu cơ để cho ra sản phẩm phân vi sinh tơi xốp, ít hôi, dùng bón cho cây trồng. Việc xử lý bèo tây và các loại rác hữu cơ sau lũ thành phân hữu cơ vi sinh sẽ giúp người dân giải quyết nhanh lượng rác hữu cơ, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường nông thôn và có thêm phân bón để phục vụ sản xuất trong vụ đông xuân sắp tới khi mà các loại phân chuồng đã bị lũ cuốn trôi.

Một thuận lợi khi giúp người dân xử lý môi trường sau lũ là trong thời gian gần đây, Sở KH&CN đã triển khai tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nông dân sử dụng chế phẩm vi sinh Compo - QTMIC để xử lý các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, rác thải hữu cơ trong sinh hoạt thành phân hũu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp, hạn chế sử dụng các loại phân vô cơ. Việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp sẽ giúp khôi phục môi trường sản xuất từng bị phá hủy do sử dụng nhiều loại phân hóa học trong thời gian dài, tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm có lợi cho sức khỏe con người. Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN Quảng Trị đã tổ chức các tập huấn hướng dẫn sử dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất và xử lý môi trường cho các hội viên Hội Nông dân cơ sở.

Thông qua các lớp tập huấn, nông dân đã được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN giới thiệu về chế phẩm vi sinh Compo-QTMIC do Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN Quảng Trị sản xuất được dùng để xử lý chất thải hữu cơ; về các thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng loại chế phẩm này. Chế phẩm vi sinh xử lý chất thải hữu cơ làm phân bón, diệt mầm bệnh, khử mùi hôi và hạn chế ruồi muỗi, giúp người dân chủ động ủ phân bón tại chỗ, bảo vệ môi trường. Các lớp tập huấn cũng hướng dẫn thực hành tại chỗ cách làm phân hữu cơ vi sinh từ rác thải nên nông dân nhiều nơi đã biết cách xử lý môi trường bằng loại chế phẩm sinh học. Nhờ đó, khi bắt tay vào xử lý môi trường sau lũ, với kiến thức đã được tiếp thu từ các lớp tập huấn, người dân dễ dàng thực hiện các khâu xử lý rác thải bằng chế phẩm vi sinh để làm phân bón.

Kỹ sư Lê Mậu Bình, Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN Quảng Trị cho biết: Người dân đã được nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của KH&CN, nâng cao trình độ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống, đã được tập huấn, hướng dẫn về sử dụng chế phẩm vi sinh CompoQTMIC nên khi bắt tay vào thực hiện thuận lợi hơn. Ngoài việc sử dụng để ủ rác sau lũ, người dân có thể dùng chế phẩm vi sinh Compo-QTMIC để xử lý các khu vực vườn tược khác chống mùi hôi sau lũ.

Việc giúp dân xử lý môi trường sau lũ bằng sử dụng chế phẩm vi sinh Compo-QTMIC ủ rác hữu cơ thành phân hữu cơ vi sinh là một cách làm có ý nghĩa quan trọng, vừa giúp xử lý nhanh lượng rác thải rất nhiều sau lũ, hạn chế vi khuẩn có hại từ rác thải phát sinh và gây bệnh cho con người, vừa tạo ra được lượng phân bón phục vụ cho vụ mùa sắp tới.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Cần có các biện pháp giảm thiểu tác hại của rác thải thuốc bảo vệ thực vật

Nguyễn Loan – Thanh Châu |

Những bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng nếu không được thu gom và tiêu hủy đúng quy định sẽ trở thành các loại rác thải nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, hiện nay tại nhiều địa bàn tình trạng vứt rác thải thuốc bảo vệ thực vật không đúng nơi quy định vẫn còn diễn ra khá phổ biến.

Quảng Trị sẽ có nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt với công suất 100 tấn/ngày đêm

Tiến Nhất |

Ngày 11/5, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định số 1178/QĐ-UBND về việc cấp chủ trương đầu tư cho Công ty Cổ phần Môi trường T-Tech Quảng Trị và Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh thực hiện dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Gio Linh (Quảng Trị).

Biến rác thải nhựa thành chậu hoa

Trần Tuyền |

Bằng sự sáng tạo và đôi tay khéo léo, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hường (sinh năm 1967) và anh Bùi Quang Miêng (sinh năm 1966) ở thôn Nam Sơn, xã Trung Giang, huyện Gio Linh  (Quảng Trị) đã biến những thứ bỏ đi như mũ, áo, khăn, găng tay, túi xách cũ hay rác thải nhựa trôi dạt dọc bãi biển… thành chậu hoa cây cảnh xinh xắn. 

Đổi rác thải nhựa lấy khẩu trang

Q.H |

Ngày 14.3.2020, Đoàn cơ sở xã Triệu Trạch (Triệu Phong, Quảng Trị) tổ chức chương trình “Đổi rác thải nhựa lấy khẩu trang”. Đây là hoạt động thiết thực của đoàn viên, thanh niên vừa góp phần phòng, chống COVID-19, vừa giúp bảo vệ môi trường.