Bố trí 65 tỉ đồng vốn vay dành cho chương trình nhà ở xã hội ở Quảng Trị

Mai Lâm |

Theo quy định mới của Chính phủ, từ ngày 1/8/2024 đến nay, mức cho vay xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở xã hội tại ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) được nâng lên mức tối đa 1 tỉ đồng/khách hàng (trước đây 500 triệu đồng/khách hàng). Mức lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (hiện nay là 6,6%/năm); lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Thời hạn vay tối đa không quá 25 năm kể từ ngày được giải ngân khoản vay đầu tiên.

Năm 2025, tỉnh Quảng Trị có 65 tỉ đồng vốn vay dành cho chương trình nhà ở xã hội được bố trí qua Ngân hàng CSXH tỉnh, trong đó nguồn vốn trung ương bố trí 60 tỉ đồng, nguồn vốn từ ngân sách địa phương bố trí 5 tỉ đồng. 4 tháng đầu năm 2025, chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã giải ngân nguồn vốn này đến 89 khách hàng với số tiền trên 34,5 tỉ đồng.

Lũy kế số tiền cho vay của chương trình Nhà ở xã hội tại chi nhánh từ năm 2018 đến nay đạt 659,4 tỉ đồng với 1.540 khách hàng được vay vốn. Dư nợ của chương trình nhà ở xã hội đến ngày 30/4/2025 đạt 485,3 tỉ đồng.

Theo quy định tại Nghị định 100/2024/NĐ-CP của Chính phủ và Hướng dẫn 4546/HD-NHCS của Ngân hàng CSXH Việt Nam, để được vay vốn ưu đãi xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở, khách hàng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Có đủ hồ sơ chứng minh về đối tượng; điều kiện có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng bị hư hỏng, dột nát; có đăng ký thường trú tại đơn vị hành chính cấp xã nơi có đất ở, nhà ở cần xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa.

Có khả năng trả nợ theo cam kết với ngân hàng CSXH. Có giấy đề nghị vay vốn để xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở. Có phương án tính toán giá thành, có giấy phép xây dựng đối với trường hợp yêu cầu phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng giá trị quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật và quy định của ngân hàng CSXH.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

TAGS

Sức mạnh đoàn kết và quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát. Bài 3: Phát huy vai trò của mặt trận các cấp trong công tác hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở

Nguyễn Phong |

Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt, chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước đã được triển khai. Việc giám sát phân bổ nguồn lực, hỗ trợ kinh phí và xây nhà được thực hiện đúng quy định, công khai, minh bạch. Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt nhiều kết quả tích cực, trong đó phải kể đến vai trò của MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh. Thông qua các hoạt động của mình, MTTQ vừa là cơ quan thường trực, vừa đóng vai trò huy động các nguồn lực xã hội hóa, thực hiện công tác giám sát, góp phần đảm bảo chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát được thực hiện công bằng, hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.

Sức mạnh đoàn kết và quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát. Bài 1: Người nghèo cần nhiều sự hỗ trợ về nhà ở

Nguyễn Phong |

Xác định nhà ở và sinh kế là nhu cầu cơ bản nhất của người nghèo, từ năm 2004-2022, thông qua nguồn kinh phí của Nhà nước và các nguồn xã hội hóa, toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng hơn 22.000 ngôi nhà cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở. Nhờ đó, nhà ở của các đối tượng này đã được cải thiện, tạo điều kiện ổn định đời sống vật chất và tinh thần, góp phần phát triển kinh tế gia đình và vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, vẫn còn nhiều hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở cần được sự chung tay của cả cộng đồng hỗ trợ để họ có được một mái ấm.