Hội thảo "Khu KTTM xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan":

Cần tạo điều kiện cho cư dân biên giới và khách du lịch qua lại thuận lợi

Xanh EWEC |

Trong khuôn khổ Hội thảo “Khu Kinh tế Thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực” diễn ra vào ngày 15/3/2024 tại Hướng Hóa (Quảng Trị), ông Lê Bá Hùng, Chủ tịch UBND thị trấn Lao Bảo đã có bài tham luận "Cần tạo thuận lợi cho cư dân biên giới và khách du lịch qua lại trong phạm vi của Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan".

Xanh EWEC xin đăng tải nội dung tham luận:

Thị trấn Lao Bảo là điểm đầu của Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, tiếp giáp với huyện Sepon, tỉnh Savannakhet của nước bạn Lào, nơi có Cửa khẩu quốc tế Densavan – điểm đầu của Khu Thương mại biên giới Densavan về phía Việt Nam. Thị trấn Lao Bảo là địa bàn năng động trong phát triển kinh tế, trọng điểm về quốc phòng - an ninh của huyện Hướng Hóa; nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

 
 Các đại biểu tham dự phiên tham vấn đề xuất mô hình Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan - Ảnh: Trần Tuyền

Thị trấn có 11 khóm, bản với dân số 3.143 hộ/13.823 khẩu có 03 dân tộc cùng sinh sống (Kinh, Vân Kiều, Pa Cô) trong đó: đồng bào dân tộc thiểu số là: 384 hộ/2.012 nhân khẩu; cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch và Nông, lâm nghiệp; tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2023 giảm còn 3,62%; nhân dân có truyền thống đoàn kết, cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, kinh doanh, thân thiện, mến khách.

Nhân dân thị trấn Lao Bảo có mối quan hệ tốt đẹp với người dân các bản của Lào bên kia biên giới trong phối hợp phát triển sản xuất nông nghiệp, thường xuyên qua lại thăm người thân, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng mô hình kinh tế có hiệu quả, từ đó đời sống vật chất, tinh thần của bà con nhân dân 2 bên biên giới ngày càng được cải thiện và nâng cao, góp phần xây dựng tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt - Lào anh em.

 
 Khu vực cửa khẩu Lao Bảo - Densavan. Ảnh: Võ Thạnh

Năm 1998, khi Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo được hình thành, được hưởng các cơ chế, chính sách ưu đãi đã thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất kinh doanh; hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ, hoạt động mua bán, trao đổi hàng qua lại biên giới, thương mại, dịch vụ trên địa bàn sôi động, phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; thu nhập bình quân đầu người năm 2003 từ 13,1 triệu đồng đến năm 2013 đạt 24,4 triệu đồng; văn hóa - xã hội ngày càng phát triển; quốc phòng, an ninh luôn được đảm bảo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới luôn được giữ vững.

Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 72/2013/QĐTTg, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 109/2014/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Quyết định trên đã hạn chế dần các ưu đãi trong Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 134/2016 ngày 01/9/2016 quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các hoạt động trao đổi hàng hóa qua lại biên giới, thương mại, dịch vụ trên địa bàn gặp khó khăn, kinh doanh kém sôi động, khách du lịch giảm dần, ảnh hưởng nhiều mặt đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân.

Trong những năm gần đây khi các dự án đầu tư sản xuất bên kia Cửa khẩu phía Lào (thuộc huyện Sepon, tỉnh Savannakhet) đi vào vận hành, lượng hàng hóa và phương tiện vận tải chở hàng hóa, nguyên liệu sản xuất từ cảng biển Đà Nẵng sang Lào và ngược lại tăng mạnh, hiện nay hàng ngày có khoảng 600 lượt phương tiện vận tải qua Cửa khẩu Lao Bảo, đồng thời lượng khách du lịch đến với Lao Bảo cũng đang tăng nhanh, đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của Khu vực biên giới Việt - Lào trên tuyến đường 9.

Năm 2023, thị trấn Lao Bảo tổ chức 2 lần tuyến phố đi bộ về đêm trên đường Nguyễn Huệ với các chương trình ẩm thực và văn hóa, văn nghệ đã thu hút hơn 35 nghìn lượt du khách trong và ngoài địa bàn thị trấn, các bản thuộc huyện Sêpôn, tỉnh Savanakhet; doanh thu của các gian hàng trên tuyến phố đạt 3,5 tỷ đồng.

Đặc biệt trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 vừa qua, địa bàn Lao Bảo đã thu hút hơn 130 nghìn lượt du khách trên mọi miền Tổ quốc, du khách nước ngoài và nhân dân các huyện thuộc tỉnh Savanakhet đến tham quan khám phá nét đẹp văn hóa, thưởng thức đặc sản của các dân tộc trên địa bàn thị trấn, doanh thu ngành thương mại dịch vụ trong dịp Tết Nguyên đán ước tăng hơn 10 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Điều đó chứng minh khách du lịch hai nước đang có nhu cầu đến tham quan, trải nghiệm tại Khu vực biên giới Lao Bảo – Densavan. Tuy nhiên việc đi lại của khách du lịch và cư dân Việt Nam sang khu vực Densavan và nhân dân bên kia biên giới sang Lao Bảo đang bị ràng buộc bởi các quy định của nhà nước về xuất nhập cảnh, đây là rào cản cần tháo gỡ trong phát triển du lịch và giao lưu văn hóa của nhân dân vùng biên giới cửa khẩu hai nước.

Qua nghiên cứu dự thảo “Đề án thí điểm xây dựng Khu KTTM xuyên biên giới chung Lao Bảo – Densavan”, chúng tôi nhận thấy các cơ chế, chính sách dự kiến áp dụng tại Khu KTTM xuyên biên giới chung sẽ góp phần tháo gỡ, giải quyết những khó khăn hiện nay của địa phương trong hoạt động thu hút khách du lịch và tạo thuận lợi cho việc đi lại, làm ăn của cư dân hai bên biên giới. Từ thực tiễn của địa phương, chúng tôi xin có một số kiến nghị, đề xuất như sau:

1. Đề nghị cấp trên nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu vực thị trấn Lao Bảo phù hợp định hướng xây dựng Khu KTTM xuyên biên giới chung Lao Bảo – Densavan, mở thêm điểm thông quan về phía Bắc Cửa khẩu Lao Bảo hiện nay để phát triển dịch vụ kho bãi, giảm lượng xe vận tải hàng hóa đi vào trung tâm thị trấn Lao Bảo.

2. Khu KTTM xuyên biên giới chung cần có chính sách đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho cư dân hai biên giới đi lại du lịch, làm ăn trong phạm vi khu vực biên giới hai nước như được sử dụng thẻ thông hành biên giới để đi lại với thủ tục đơn giản thay vì hộ chiếu hoặc giấy thông hành như hiện nay.

3. Tạo thuận lợi về thủ tục và miễn tất cả các loại thuế đối với các sản phẩm sản xuất nông nghiệp do cư dân khu vực biên giới sản xuất đưa vào tiêu thụ trong Khu KTTM xuyên biên giới chung.

4. Nghiên cứu quy hoạch, đầu tư xây dựng mô hình chợ phiên biên giới tại khu vực Lao Bảo và khu vực Densavan để phát huy các bản sắc văn hóa, ẩm thực của các dân tộc trong vùng biên giới hai nước, đồng thời giới thiệu, quảng bá tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, thu hút khách du lịch.

5. Tạo thuận lợi cho các tour du lịch qua biên giới trong phạm vi Khu KTTM xuyên biên giới chung, nhất là tạo điều kiện cho khách du lịch Việt Nam đến bảo tàng Bản Đông tại Khu Thương mại biên giới Densavan

TAGS

Những chính sách ưu đãi của Khu KTTM xuyên biên giới chung Lao Bảo- Densavan

Trần Hà |

Ngày 15/3/2024, tại TT Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban Chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) tổ chức Hội thảo “Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo– Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực” với nhiều hoạt động quan trọng.

Hội thảo “Khu KTTM xuyên biên giới chung Lao Bảo - Desavan" khai mạc lúc 9h sáng nay (15/3/2024)

Xanh EWEC |

9h sáng nay, 15/3/2024, Hội thảo “Khu KTTM xuyên biên giới chung Lao Bảo - Desavan: Từ ý tưởng đến hiện thực” sẽ diễn ra tại Khách sạn Bảo Cường, số 03 Lý Thường Kiệt, thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Nguyễn Hồng Điệp |

Ngày 13/3, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì Phiên họp của Tiểu ban.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị thăm, làm việc với Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337

Như Tâm |

Ngày 9/3/2024, đồng chí Hồ Đại Nam, Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị đã đến thăm và làm việc với Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 337.