Cánh tay robot Made in Vietnam dành cho người khuyết tật
Minh Sơn - Hoàng Hiếu
|
Thay vì giá 60 triệu đồng như của nước ngoài, cánh tay robot có giá từ 23-25 triệu đồng của một startup Việt đang giúp cho nhiều người khuyết tật có thể tự sinh hoạt, lái xe, thậm chí chơi thể thao.
Với mong muốn giúp đỡ người khuyết tật được hoà nhập với cộng đồng, vượt qua mọi khó khăn để chứng minh bản thân, Khánh Hạ - nhà sáng lập Vulcan mong muốn mang đến sản phẩm hữu ích cho những người kém may mắn. Cùng CEO Rafael Masters, Khánh Hạ bắt tay vào dự án cánh tay robot năm 2018.
Năm 2019, cùng với các startup từ khắp nơi trên thế giới, dự án của Vulcan là đại diện duy nhất từ Đông Nam Á tham dự cuộc thi The Venture. Và, startup đến từ Việt Nam với sáng chế ra cánh tay giả cho người khuyết tật đã được vinh danh trong Top 10.
Sản phẩm chính của Vulcan Augmetics là cánh tay giả có thể cầm nắm. Ngoài ra, Vulcan còn phát triển những mô đun để hít đất hoặc giúp người khuyết tật có thể sử dụng máy tính, làm các công việc phục vụ bàn, bưng bê…
Cánh tay robot của Vulcan được kết nối Bluetooth ở bên trong. Để sử dụng, người dùng sẽ đeo bộ cảm biến ở cổ chân và điều khiển bằng cách chạm ngón chân. Cánh tay robot này không những có thể cầm nắm, lái xe mà còn có thể xoay cổ tay 360 độ.
Trên thế giới, một sản phẩm tay điện có chức năng tương tự có giá từ 60 triệu cho đến vài trăm triệu đồng, với chức năng xoay 360 độ có thể lên đến hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, dòng sản phẩm tay điện robot đầu tiên "made in Vietnam" do Vulcan Augmetics nghiên cứu và phát triển chỉ có giá từ 23-25 triệu đồng.
Sản phẩm được ra mắt vào đầu năm 2021 đã ngay lập tức ký kết được hợp đồng phân phối tại 17 trung tâm, bệnh viện chỉnh hình trên toàn quốc. Trong đó, có 3 trung tâm đã mang về khách hàng với hơn 20 người đang sử dụng sản phẩm.
Để phát triển giai đoạn kế tiếp cho sản phẩm tại Việt Nam, Trịnh Khánh Hạ và Rafael – hai nhà đồng sáng lập Vulcan Augmetics đến Shark Tank mùa 4 để kêu gọi đầu tư 5 tỷ đồng cho 5% cổ phần.
Dưới đây là những hình ảnh cận cảnh về chiếc tay robot do chính người Việt Nam sản xuất:
Tuy không có cơ hội nhìn thấy ánh sáng như bao người nhưng vợ chồng ông Lê Cao Bằng, hiện sống tại Khu phố 1, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vẫn luôn kề vai sát cánh vươn lên từng ngày. Không còn đôi mắt nhưng họ vẫn còn trái tim luôn biết yêu thương và sẻ chia, đặc biệt là nghị lực vượt qua mọi khó khăn, khẳng định bản thân “tàn nhưng không phế”, quyết không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Từ sự hỗ trợ của LĐLĐ tỉnh Quảng Trị, LĐLĐ huyện Vĩnh Linh và LĐLĐ huyện Đakrông đã khởi công xây dựng nhà ở “Mái ấm Công đoàn” cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Sản phẩm cánh tay robot hỗ trợ người khuyết tật của hai em: Dương Phúc Hiếu, lớp 12 chuyên Sinh và Thái Việt Nhật, lớp 12 chuyên Hóa, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đông Hà, Quảng Trị), đoạt Giải Nhất kỳ thi “Nghiên cứu khoa học cấp quốc gia học sinh trung học” năm học 2019 - 2020 được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng vào giữa tháng 6/2020 đã tiếp thêm động lực, khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo những sản phẩm khoa học hữu ích cho cộng đồng ở ngôi trường này.