Doanh nghiệp chú trọng bảo đảm an toàn vệ sinh lao động

Sỹ Hoàng |

 Công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, góp phần giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất và phát triển bền vững. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động triển khai các giải pháp nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, nâng cao chất lượng môi trường làm việc, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.

 
 Hoạt động sản xuất tại Công ty May Hòa Thọ - Đông Hà -Ảnh: S.H 

Chủ tịch Công đoàn Công ty May Hòa Thọ - Đông Hà Hoàng Quảng Trung cho biết, công ty hiện có hơn 1.000 lao động.

Nhận thức rõ việc bảo đảm an toàn trong lao động sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc phát triển bền vững của doanh nghiệp, thời gian qua, cùng với việc chú trọng đầu tư đổi mới các dây chuyền sản xuất công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm tăng giá trị sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, công ty luôn quan tâm thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Vì vậy, tất cả các công đoạn từ khâu thiết kế đến giai đoạn thành phẩm đều được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại. Đặc biệt, Công ty May Hòa Thọ - Đông Hà luôn chú trọng an toàn thiết bị máy móc, thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu và giảm tác động xấu đến môi trường như bụi, rác thải, tiếng ồn.

Hằng năm công ty đều tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức mới về lĩnh vực ATVSLĐ cho công nhân; phổ biến rộng rãi nội quy, quy chế về ATVSLĐ, các yếu tố nguy hiểm, độc hại có thể gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các biện pháp phòng ngừa.

Bên cạnh đó, việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ, nâng cao chất lượng bữa ăn ca, tạo môi trường làm việc tốt, phân bổ chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý cho người lao động luôn được quan tâm... Nhờ chú trọng công tác bảo đảm ATVSLĐ nên công ty chưa xảy ra sự cố trong sản xuất, kinh doanh.

Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Quảng Trị Nguyễn Minh Hùng cho biết, công ty có hơn 470 lao động. Thời gian qua, cùng với việc chú trọng áp dụng nhiều biện pháp cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Quảng Trị luôn quan tâm đến công tác đảm bảo ATVSLĐ.

Hằng năm, công ty đều trang bị đồ bảo hộ lao động cho từng bộ phận làm việc tại nhà máy... Đồng thời phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn ATVSLĐ, sơ cứu, cấp cứu, phòng cháy, chữa cháy, diễn tập các tình huống khẩn cấp để sẵn sàng xửlý khi có sự cố xảy ra. Quá trình sản xuất hằng ngày tại nhà máy, tổ thanh tra đều đi kiểm tra, giám sát về ATVSLĐ.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 3.419 doanh nghiệp đang hoạt động trong tổng số 3.470 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tổng vốn đăng ký hơn 68.873 tỉ đồng, tạo việc làm cho hơn 55.000 lao động.

Thời gian qua, công tác bảo đảm ATVSLĐ tại các doanh nghiệp trong tỉnh có bước chuyển biến tích cực. Nhiều doanh nghiệp quan tâm đẩy mạnh các hoạt động huấn luyện, thực hành nâng cao nhận thức về ATVSLĐ cho người lao động; thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động; tổ chức khám sức khỏe, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Đặc biệt, các doanh nghiệp đã chú trọng công tác tự kiểm tra, giám sát để phát hiện kịp thời các nguy cơ gây mất an toàn nhằm xây dựng kế hoạch phòng ngừa tại nơi sản xuất; thường xuyên nhắc nhở, khuyến cáo người lao động chấp hành nghiêm nội quy, quy trình sản xuất an toàn, nhất là việc sửdụng máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ...

Tuy nhiên, trong công tác bảo đảm ATVSLĐ ở một số doanh nghiệp vẫn còn những hạn chế như: chưa xây dựng kế hoạch bảo đảm ATVSLĐ; chưa thực hiện kiểm định, khai báo máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ nhưng vẫn đưa vào sử dụng hoặc có những thiết bị đã hết hạn kiểm định chưa được kiểm định lại.

ATVSLĐ được thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng trong việc thu hút lao động, phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Để hạn chế rủi ro liên quan đến ATVSLĐ, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh cần thường xuyên rà soát, bổ sung nội quy, quy trình vận hành máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; không ngừng cải thiện điều kiện, môi trường làm việc cho người lao động nhằm hạn chế, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Thực hiện tốt công tác tự kiểm tra về ATVSLĐ tại đơn vị để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những nguy cơ gây mất an toàn lao động có thể xảy ra; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho người lao động, đặc biệt là các chế độ, chính sách liên quan đến công tác ATVSLĐ...

Các sở, ngành liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ cũng như tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhất là trong các lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ dễ xảy ra tai nạn lao động; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm các quy định của Luật ATVSLĐ; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Luật ATVSLĐ đối với người lao động và người sử dụng lao động.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Cộng đồng doanh nghiệp Quảng Trị kỳ vọng ở Nghị quyết 68

Thanh Trúc |

Nghị quyết 68-NQ/TW, ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 68) mang đến sự kỳ vọng lớn trong cộng đồng doanh nghiệp (DN) cả nước, nhất là tại các địa phương có tiềm năng nhưng chưa thực sự bứt phá mạnh mẽ như Quảng Trị. Các doanh nghiệp kỳ vọng nghị quyết sẽ tạo ra những thay đổi tích cực, giúp cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa - nhìn từ Nghị quyết 68

Tùng Lâm |

Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết 68 được xây dựng, ban hành rất nhanh dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Sau khi Nghị quyết 68 được ban hành ngày 4/5, trong vòng 13 ngày, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành 3 nghị quyết để thể chế hóa và triển khai.

Chuyển đổi số hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Trần Tuyền |

Trong bối cảnh kinh tế số đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi số (CĐS) không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là động lực quan trọng để các doanh nghiệp (DN) phát triển bền vững. Tại Quảng Trị, nhiều DN đã và đang tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động CĐS để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường và tạo ra những giá trị mới.

Nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp

Trần Cát Linh |

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong cải cách hành chính (CCHC) là mục tiêu chính mà những năm qua Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chú trọng thực hiện. Nhờ đó, Sở KH&CN đã giải quyết thông suốt 3 vấn đề cấp bách đó là: thực hiện chủ trương cải cách hành chính; sử dụng các phần mềm phục vụ công tác quản lý, điều hành, xử lý hồ sơ, các công việc hàng ngày của sở; phục vụ dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.