Kết quả ban đầu vắcxin Nano Covax an toàn, tạo phản ứng miễn dịch tốt

Thùy Giang |

Đến nay, nhóm nghiên cứu của Chương trình đã tiêm thử nghiệm vắcxin COVID-19 của Việt Nam giai đoạn 1 trên hơn 40 tình nguyện viên ở cả 3 nhóm liều 25mcg, 50mcg và 75mcg.

Sáng 14/1, ba tình nguyện viên đầu tiên của nhóm 1 (gồm 20 người) sau 28 ngày tiêm mũi 1 đã được Học viện Quân Y tiêm mũi 2 vắcxin Nano Covax liều 25mcg.

Ba tình nguyện viên đầu tiên gồm 1 nam và 2 nữ, có độ tuổi từ 21 đến 42. Dự kiến, 17 người còn lại của nhóm 1 sẽ tiêm mũi 2 vào ngày 17/1.

Tình nguyện viên sau 28 ngày tiêm mũi 1 đã được Học viện Quân Y tiêm mũi 2 vắcxin Nano Covax liều 25mcg. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Tình nguyện viên sau 28 ngày tiêm mũi 1 đã được Học viện Quân Y tiêm mũi 2 vắcxin Nano Covax liều 25mcg. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Sau tiêm mũi 2, cả 3 tình nguyện viên ở lại Học viện Quân Y để bác sỹ theo dõi 24 giờ trước khi về nhà.

Sau tiêm mũi 1, có 2/3 tình nguyện viên có sốt nhẹ và đau tại vị trí tiêm nhưng đều hết sau 24 giờ, trường hợp còn lại không có bất kỳ phản ứng nào.

Cũng trong ngày hôm nay, sẽ có thêm 10 tình nguyện viên khác được tiêm mũi 1 vắc xin Nano Covax liều 75mcg, sớm hơn kế hoạch ban đầu một ngày với sự cho phép của Bộ Y tế.

Đến nay, nhóm nghiên cứu của Chương trình đã tiêm thử nghiệm vắcxin COVID-19 của Việt Nam giai đoạn 1 trên hơn 40 tình nguyện viên ở cả 3 nhóm liều 25mcg, 50mcg và 75mcg. Qua theo dõi, sức khoẻ các tình nguyện viên đều ổn định, tinh thần hoàn toàn bình thường.

Sau tiêm, các tình nguyện viên được lấy mẫu máu vào các các ngày thứ 7, 14 và 21 để nhóm nghiên cứu đánh giá khả năng sinh miễn dịch và khả năng trung hòa virus.

Theo giáo sư Hồ Anh Sơn - Phó giám đốc Viện nghiên cứu Y dược học quân sự (Học viện Quân y): “Kết quả ban đầu chúng tôi đánh giá vắcxin Nano Covax rất an toàn, tạo ra phản ứng miễn dịch rất tốt. Sau khi tiêm tiếp mũi 2, lượng kháng thể sẽ còn tiếp tục tăng vọt lên 4-5 lần, thậm chí 20 lần.”

Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi sức khoẻ tình nguyện viên thêm 6 tháng, 1 năm để đánh giá lượng kháng thể có duy trì bền vững hay không và tồn tại bao lâu.

(Nguồn: Vietnam+)

TAGS

Việt Nam ở đâu trong dòng chảy công nghệ vắc xin COVID-19?

PV |

Thế giới vẫn đang trong tâm dịch COVID-19 với số người mắc và tử vong không ngừng tăng lên từng ngày. Do đó, việc phát minh ra một loại vắc xin an toàn và hiệu quả để chống lại dịch bệnh này là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của mỗi quốc gia.

240 người Israel vẫn nhiễm COVID-19 dù đã tiêm vắc xin phòng ngừa

Thanh Mai |

Con số này nhấn mạnh sự cần thiết của việc các cá nhân phải tiếp tục tự bảo vệ mình trong nhiều tuần sau khi tiêm vắc xin.

Việt Nam sẽ thử nghiệm vắc xin COVID-19 thứ 2 trên người trong tháng 1/2021

Thái Bình |

Sau khi nghiên cứu thành công trên động vật, Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) đề nghị Bộ Y tế cho phép thử nghiệm vắc xin COVID-19 Covivac trên người tình nguyện vào tháng 1/2021, sớm hơn gần 2 tháng so với kế hoạch ban đầu.

Vắc xin COVID-19 "dịch vụ" có thể triển khai từ quý 1-2021 tại Việt Nam

Thanh Mai |

Sẽ có 2 loại vắc xin ngừa COVID-19 được cung cấp: vắc xin tiêm chủng với giá thông thường và vắc xin được nhà sản xuất trợ giá.