Kinh tế Trung Quốc bất ngờ suy giảm trong tháng 7

Minh Minh |

Một cuộc khảo sát chính thức được công bố vào Chủ nhật (31/7) cho thấy, hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã giảm đột ngột vào tháng 7 sau khi phục hồi vào tháng trước. Nguyên nhân được cho là do sự bùng phát của biến chủng Covid-19 mới và nhu cầu tiêu dùng toàn cầu giảm.

Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) chính thức ở mức 49 trong tháng 7, giảm so với mức 50,2 trong tháng 6, Cục Thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc cho biết hôm Chủ nhật.

Các nhà phân tích được Reuters thăm dò trước đó dự báo chỉ số PMI trong tháng 7 sẽ khá hơn mức của tháng 6, khoảng 50,4. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra.

Chỉ số PMI phi sản xuất chính thức trong tháng 7 đã giảm xuống 53,8 từ mức 54,7 trong tháng 6. PMI tổng hợp chính thức, bao gồm cả hoạt động sản xuất và dịch vụ, ở mức 52,5 so với 54,1.

Kinh tế Trung Quốc bất ngờ suy giảm trong tháng 7.
Kinh tế Trung Quốc bất ngờ suy giảm trong tháng 7.

Nền kinh tế Trung Quốc suy giảm trong quý II trong bối cảnh Trung Quốc tiến hành phong tỏa trên diện rộng nhưng các nhà lãnh đạo hàng đầu của nước này gần đây đã phát tín hiệu cho thấy chính sách "zero Covid" sẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Các nhà hoạch định chính sách cũng từ bỏ mục tiêu tăng trưởng GDP "khoảng 5,5%" trong năm nay, truyền thông nhà nước đưa tin sau cuộc họp của các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Capital Economics cho biết chính sách hạn chế, cùng với mối đe dọa liên tục về việc phong tỏa nhiều hơn và niềm tin của người tiêu dùng yếu, có khả năng làm cho sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc trở nên khó khăn hơn.

Sau khi phục hồi vào tháng 6, sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã chững lại khi các đợt bùng phát Covid mới xuất hiện dẫn đến việc chính quyền thắt chặt hạn chế hoạt động ở một số thành phố, trong khi thị trường bất động sản hùng mạnh từng chao đảo do ảnh hưởng từ khủng hoảng này sang khủng hoảng khác.

  • Kinh tế Nga có thực sự suy yếu sau khi bị 'bão' cấm vận bao vây?
  • IMF nói một số nền kinh tế châu Á cần tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát
  • Tổng thống Biden nói nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh bất chấp việc GDP tiếp tục giảm trong quý 2
  • Kinh tế Nga đang suy yếu do các lệnh trừng phạt của phương Tây?

Các nhà sản xuất Trung Quốc vẫn đang vật lộn với giá nguyên liệu thô cao, điều đang làm giảm tỷ suất lợi nhuận và triển vọng xuất khẩu đang bị che khuất do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.

Siêu đô thị Thâm Quyến của Trung Quốc đã tuyên bố sẽ "huy động mọi nguồn lực" để kiềm chế sự bùng phát Covid vốn đang từ từ lan rộng, ra lệnh thực hiện nghiêm ngặt việc xét nghiệm và phong tỏa các tòa nhà bị ảnh hưởng bởi Covid.

Đầu tháng này, thành phố cảng Thiên Tân, nơi có các nhà máy liên kết với Boeing và Volkswagen, và các khu vực khác đã thắt hạn chế người dân ra đường để chống lại các đợt bùng phát mới.

Theo World Economics, các biện pháp phong tỏa đã tác động tiêu cực đến 41% công ty Trung Quốc trong tháng 7, mặc dù chỉ số niềm tin kinh doanh sản xuất của nước này đã tăng đáng kể từ 50,2 trong tháng 6 lên 51,7 vào tháng 7.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp bàn về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

PV |

Ngày 30/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức quốc tế tại Việt Nam để thảo luận vấn đề giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái.

Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất đến năm 2030

Thanh Mai |

Nếu tính trong giai đoạn 10 năm (2010-2020), chỉ số tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã cải thiện 18 bậc, với điểm ECI bình quân là 0,18 điểm.

Đặt mục tiêu hình thành 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030

PV |

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa phê duyệt Đề án phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh thời kỳ đến năm 2030.

Cựu chiến binh nỗ lực phát triển kinh tế

Hiếu Giang |

 

Trở về đời thường, những cựu chiến binh (CCB) năm xưa lại bám đồng đất quê nhà cần cù lao động, phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu để xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no.