LHQ cảnh báo về nguy cơ đói nghèo và di cư trên quy mô chưa từng có

PV |

Theo báo cáo về an ninh lương thực và dinh dưỡng của LHQ công bố ngày 6/7, năm 2021 là năm thứ hai liên tiếp số người nghèo đói trên thế giới trong năm 2021 gia tăng do đại dịch COVID-19, trong khi cuộc xung đột ở Ukraine và biến đổi khí hậu đang đe dọa gây ra tình trạng nghèo đói và di cư ồ ạt trên "quy mô chưa từng có" trong năm nay.

Báo cáo trên do các tổ chức của LHQ thực hiện, trong đó có Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Báo cáo cho biết trong năm 2021, có tới 828 triệu người (hay gần 10% dân số thế giới) bị thiếu ăn, tăng 46 triệu người so với năm 2020 và tăng 150 triệu người so với năm 2019. Tỷ lệ dân số trong cảnh thiếu ăn vẫn không được cải thiện nhiều từ năm 2015 đến năm 2019.

 

Giám đốc điều hành WFP David Beasley nêu rõ: "Đây là mối đe dọa thực sự, những con số này sẽ còn tăng cao hơn trong những tháng tới". Theo ông, giá lương thực, nhiên liệu và phân bón tăng cao do tác động của cuộc xung đột ở Ukraine có nguy cơ đẩy nhiều nước lâm vào nạn đói, gây bất ổn trên toàn cầu, cũng như nạn đói và di cư ồ ạt trên quy mô chưa từng có. Ông Beasley kêu gọi các nước phải hành động ngay để ngăn chặn nguy cơ xảy ra thảm họa này.

Báo cáo của LHQ cũng cảnh báo về những mối đe dọa đối với an ninh lương thực và dinh dưỡng khi các cuộc xung đột, các hình thái thời tiết cực đoan, cú sốc kinh tế và tình trạng bất bình đẳng tiếp tục gia tăng trên thế giới. Báo cáo ước tính trong năm 2020, 22% trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu sẽ bị chậm lớn trong khi 6,7%, tương đương 45 triệu em, bị suy dinh dưỡng làm tăng tới 12 lần nguy cơ tử vong.

Các tổ chức của LHQ cũng kêu gọi các nước tiến hành cải cách chính sách nông nghiệp trong bối cảnh ngành nông nghiệp và lương thực toàn cầu, được hỗ trợ gần 630 tỉ USD/năm, chỉ gây lũng đoạn giá thị trường mà không đem lại hiệu quả cho những người nông dân quy mô nhỏ, gây ô nhiễm môi trường và không thúc đẩy hoạt động sản xuất lương thực giàu dinh dưỡng. Hoạt động hỗ trợ này bao gồm việc trợ giá cho các thực phẩm giàu calorie như ngũ cốc, đường, thịt, sản phẩm bơ sữa trong khi ít chú trọng vào thực phẩm lành mạnh giàu chất dinh dưỡng như hoa quả, rau xanh, đậu và các loại hạt.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ: "Mỗi năm, 11 triệu người tử vong do chế độ ăn không lành mạnh. Giá lương thực tăng cao đồng nghĩa là tình trạng này sẽ còn tồi tệ hơn".

Ông cho biết thêm WHO đang hỗ trợ nỗ lực của các nước trong việc cải thiện hệ thống lương thực thông qua việc đánh thuế những thực phẩm không lành mạnh, trợ giá cho thực phẩm lành mạnh, bảo vệ trẻ em trước những tiếp thị thực phẩm có hại cho sức khỏe, và đảm bảo việc dán nhãn dinh dưỡng rõ ràng trên thực phẩm.

(Nguồn: Ngày Nay)

Bất chấp nạn đói, thế giới vẫn lãng phí gần 1 tỷ tấn thực phẩm mỗi năm

Minh Nguyễn |

Đại dịch Covid-19, cuộc chiến ở Ukraina đang khiến cho tình trạng nghèo đói của thế giới trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, bất chấp điều đó tình trạng lãng phí thực phẩm trên thế giới vẫn rất lớn khiến nhiều quốc gia phải vào cuộc.

Người dân Nam Phi sợ đói còn hơn cả sợ biến thể Omicron

Thanh Mai |

Thế giới đang lo lắng về biến thể COVID-19 được đặt tên Omicron được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi. Tuy nhiên, tại chính quốc gia này, cái người ta đang lo lắng nhất chính là đói nghèo do các lệnh phong tỏa chứ không phải là biến chủng này.

Khi đói cùng chung một dạ, khi rét cùng chung một lòng

BÁT NHÃ |

Ân tình sẽ được đáp trả bằng ân tình; trao yêu thương sẽ gặt được yêu thương!

Đại dịch thúc đẩy nạn đói lớn nhất trong nhiều thập kỷ

Bắc Hiệp |

Một báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến số người phải đối mặt với nạn đói tăng 18%, gây ra một trở ngại lớn đối với những nỗ lực đảm bảo mọi người đều được tiếp cận với thực phẩm.