Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam năm 2022 tăng trưởng 5,5%

Q. Huy |

WB nhân định kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm 2022, với tăng trưởng GDP dự báo đạt 5,5%.

Theo Báo cáo điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 13/1, với giả định đại dịch COVID-19 sẽ được kiểm soát trong và ngoài nước, WB nhận định khu vực dịch vụ của Việt Nam sẽ dần phục hồi, người tiêu dùng và nhà đầu tư lấy lại niềm tin; công nghiệp chế biến, chế tạo được hưởng lợi nhờ nhu cầu ổn định từ Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc. Thâm hụt ngân sách và nợ công được kỳ vọng sẽ vẫn bền vững, với tỷ lệ nợ trên GDP dự kiến là 58,8%, thấp hơn nhiều so với mức trần theo quy định.

WB dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2022 khoảng 5,5%, thấp hơn mục tiêu  Chính phủ đặt ra là 6,5-7%. 

Với các điều kiện này, WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 khoảng 5,5%. Mức dự báo này hiện thấp hơn mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là 6,5-7%, cũng như con số dự kiến của các tổ chức khác, như như HSBC dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 là 6,5%, Standard Chartered dự báo 6,7%.

 

Tuy nhiên, báo cáo thể hiện dịch bệnh vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro, đặc biệt là diễn biến chưa rõ ràng. Sự bùng phát của các biến thể mới có thể dẫn đến việc phải tái áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế.

Ngoài ra, nhiều đối tác thương mại của Việt Nam đang phải đối mặt với dư địa tài khoá và tiền tệ bị thu hẹp, có thể sẽ hạn chế khả năng tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế của các nước này nếu cuộc khủng hoảng kéo dài. Điều này có thể làm chậm sự phục hồi toàn cầu và làm suy yếu nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

WB cho rằng các chính sách ứng phó cẩn trọng có thể giảm thiểu những rủi ro trên. Những biện pháp về chính sách tài khóa có thể hỗ trợ tổng cầu trong nước, trong đó có tạm thời giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) và tăng chi cho y tế và giáo dục.

Với tiêu đề “Không còn thời gian để lãng phí: Những thách thức và cơ hội đối với phát triển thương mại xanh tại Việt Nam”, Báo cáo cho rằng, Việt Nam cần ưu tiên xanh hóa ngành thương mại. Thương mại là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 2 thập kỷ qua. Việt Nam đã bắt đầu thực hiện giảm phát thải carbon trong các hoạt động liên quan đến thương mại. Tuy nhiên, WB cho rằng Việt Nam cần hành động quyết liệt hơn nữa để ứng phó với áp lực gia tăng từ các thị trường xuất khẩu chính, khách hàng và công ty đa quốc gia với yêu cầu những sản phẩm và dịch vụ phải xanh và sạch hơn.

Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam Carolyn Turk cho biết, thương mại sẽ là hợp phần chính trong chương trình hành động vì khí hậu của Việt Nam trong những năm tới.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Nhiều giải pháp đưa tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt cao

Thanh Lê |

Để tiếp tục tổ chức sản xuất nông nghiệp năm 2022 thắng lợi trong điều kiện dự báo có nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, tỉnh Quảng Trị đã ban hành phương án cụ thể.

Quảng Trị: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2021 ước tính 6,5%

Trúc Phương |

Ngày 28/12, Cục Thống kê Quảng Trị tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2021.

Thành phố Đông Hà cần tập trung chỉ đạo để tăng trưởng vững chắc và toàn diện trên các lĩnh vực

Trần Tuyền |

Đây là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đăng Quang tại hội nghị Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ thành phố Đông Hà mở rộng lần thứ 14, khóa XIII được tổ chức sáng nay 17/12. Bí thư Thành ủy Đông Hà Nguyễn Chiến Thắng chủ trì hội nghị.

Quảng Trị: Dự án điện gió đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế

PV |

Năm 2021, tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng Trị đạt 6,5%, xếp trong tốp đầu các tỉnh trong khu vực miền Trung (Quảng Bình 4,83%, Thừa Thiên Huế 4,36%). Thu ngân sách ước đạt trên 5000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 28.500 tỷ đồng (nhiệm kỳ 2015 – 2020: 73.400 tỷ đồng). Kết quả trên có đóng góp quan trọng của các dự án điện gió triển khai trên địa bàn tỉnh.