Nhân loại đang lãng phí 1,3 tỷ tấn thực phẩm mỗi năm, đủ nuôi sống hơn 800 triệu người

N. Minh |

Một phần ba lượng thực phẩm bị con người lãng phí và nó đã thải ra tới 10% lượng khí nhà kính toàn cầu.

Trước tình hình này, Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết các mục tiêu giảm lãng phí thực phẩm đã không thành công - đặc biệt là ở các quốc gia giàu có – nên nó cần được cập nhật khẩn cấp tại Hội nghị COP27.

Theo Liên Hợp Quốc, có quá ít nỗ lực được thực hiện để giảm 1,3 tỷ tấn lương thực bị lãng phí hoặc thất thoát hàng năm trên các cánh đồng, cửa hàng bán lẻ và tại nhà.

 

Loại thức ăn bị lãng phí này, chiếm hơn 30% tổng lượng thực phẩm được sản xuất trên toàn cầu, chiếm 1/10 lượng khí nhà kính, thứ đang làm cho hành tinh của chúng ta nóng lên.

Tuy nhiên, chỉ có 36 quốc gia cam kết thực hiện một số hình thức giảm thất thoát hoặc lãng phí lương thực trong các mục tiêu chống biến đổi khí hậu quốc gia- hoặc Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) - theo Haseeb Bakhtary, chuyên gia tư vấn cấp cao về hệ thống lương thực tại công ty tư vấn chính sách khí hậu, Climate Focus.

Vận chuyển bằng hệ thống làm lạnh tốt là cần thiết để giữ cho thực phẩm tươi từ trang trại đến bàn ăn.

Bakhtary nói: "Rõ ràng là có nhiều sự công nhận hơn về tầm quan trọng của việc thất thoát và lãng phí lương thực trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Nhưng nhiều quốc gia - chủ yếu là các quốc gia công nghiệp hóa phía Bắc bán cầu, nơi lãng phí thực phẩm là nguồn phát thải khí nhà kính chính - đang phớt lờ giải pháp khí hậu này".

Đáp lại, các nhóm môi trường, cơ quan Liên Hợp Quốc và các nhà vận động khí hậu đã công bố Cam kết 123 tại COP27 nhằm khôi phục Mục tiêu Phát triển Bền vững 12.3 để giảm một nửa lượng lãng phí thực phẩm vào năm 2030.

Mục đích của cam kết do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) điều phối là để các quốc gia và doanh nghiệp đưa ra các cam kết mới, tham vọng hơn nhằm giảm lượng thức ăn không bao giờ được đưa lên đĩa của chúng ta.

Sheila Aggarwal-Khan, Giám đốc bộ phận kinh tế của UNEP cho biết: "Bây giờ là lúc để hành động trên toàn cầu. Các quốc gia có thành tích lâu dài trong việc đo lường và cắt giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm nên hỗ trợ các quốc gia bắt đầu hành trình này. Các công ty nên lồng ghép các phương pháp hay nhất trong suốt quá trình hoạt động của họ trên toàn thế giới. Và mỗi người trong chúng ta có thể hành động ngay bây giờ, tại nhà và tại nơi làm việc".

Ví dụ, công ty đa quốc gia Unilever đã cam kết giảm một nửa lượng lãng phí thực phẩm trong các hoạt động trực tiếp của mình vào năm 2025. Hà Lan đã cam kết theo đuổi mục tiêu năm 2030 thông qua chiến lược "Từ trang trại đến bàn ăn", cũng là một trụ cột chính của Thỏa thuận xanh châu Âu, bằng cách giảm lãng phí thực phẩm ở cấp độ tiêu dùng và bán lẻ.

Bảo quản lạnh có thể hạn chế hư hỏng thực phẩm

Một nguyên nhân chính gây thất thoát lương thực ở các nước đang phát triển là bảo quản kém do thiếu kho lạnh bảo quản nông sản.

Theo báo cáo của UNEP và FAO công bố tại COP27 trong tuần này, việc làm lạnh không đầy đủ và "dây chuyền lạnh" không hiệu quả đã dẫn đến thiệt hại khoảng 526 triệu tấn lương thực - tương đương 12% sản lượng lương thực được sản xuất trên toàn cầu.

Đây là lượng lương thực đủ để nuôi sống khoảng một tỷ người. Báo cáo cho biết khoảng 811 triệu người hiện đang phải đối mặt với nạn đói trên toàn cầu.

Thực phẩm bị thất thoát do thiếu tủ lạnh chiếm khoảng 2% tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Đặc biệt, thực phẩm thối rữa thải ra khí mê-tan, mạnh hơn CO2 khoảng 80 lần, mặc dù khí này không tồn tại lâu trong khí quyển.

Mỹ là quốc gia lãng phí nhất khi chiếm đến 50% lượng thức ăn được vứt bỏ trên khắp thế giới.
Mỹ là quốc gia lãng phí nhất khi chiếm đến 50% lượng thức ăn được vứt bỏ trên khắp thế giới.

Theo báo cáo, các dự án tạo ra dây chuyền lạnh tốt hơn đang đơm hoa kết trái, bao gồm cả ở Ấn Độ, nơi tổn thất quủa kiwi đã giảm 76% nhờ tăng cường vận chuyển lạnh. Tại Nigeria, việc lắp đặt 54 phòng lạnh không cửa ngăn chạy bằng năng lượng mặt trời đã bảo quản được 42.024 tấn thực phẩm đồng thời tăng gấp đôi thu nhập cho nông dân, nhà bán lẻ và nhà bán buôn trong chuỗi cung ứng.

Inger Andersen, Giám đốc điều hành UNEP, cho biết: "Vào thời điểm cộng đồng quốc tế phải hành động để giải quyết khủng hoảng khí hậu và lương thực, việc tạo ra chuỗi làm lạnh thực phẩm bền vững có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Chúng cho phép giảm tổn thất lương thực, cải thiện an ninh lương thực, giảm phát thải khí nhà kính, tạo việc làm, giảm nghèo và xây dựng khả năng phục hồi - tất cả chỉ trong một lần thực hiện".

Thiếu 'ý chí chính trị' trong việc chống thất thoát, lãng phí lương thực

Mặc dù các chương trình như vậy mang lại hy vọng, nhưng các đại biểu tại COP27 muốn thấy các chính phủ cam kết mạnh mẽ hơn nhiều trong việc đảo ngược tình trạng lãng phí và thất thoát ở cả cấp độ nhà cung cấp và hộ gia đình — đặc biệt là ở các quốc gia phát triển như Mỹ, nơi có tới 50% tổng số thực phẩm bị ném đi.

Mặc dù Cam kết 123 nhằm củng cố cam kết của Liên Hợp Quốc giảm một nửa lượng lãng phí thực phẩm vào năm 2030, nhưng có rất ít khả năng đạt được mục tiêu, theo báo cáo của Reuters.

Điều này một phần là do tình trạng lãng phí thực phẩm đã thực sự gia tăng kể từ năm 2015 tại các quốc gia như Mỹ, Úc và New Zealand, vốn đã lãng phí nhiều nhất, theo Reuters.

Lượng thực phẩm bỏ đi đủ nuôi sống khoảng 811 triệu người.

Danielle Nierenberg, đồng sáng lập của Food Tank, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ dành cho các hệ thống thực phẩm bền vững, cho biết cho đến nay rất ít quốc gia cam kết giảm lãng phí thực phẩm trong các mục tiêu khí hậu quốc gia là biểu tượng của việc thiếu "ý chí chính trị".

Nierenberg cho rằng thực tế đó là chính là khó khăn lớn khi nói đến việc cắt giảm lượng khí thải quốc gia.

Bà cho biết hành động để "ngăn chặn lượng thất thoát đó " có thể giúp giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính "trong một khoảng thời gian ngắn".

"Nếu các công ty đưa ra cam kết, nếu người tiêu dùng đưa ra cam kết và tất nhiên, nếu các nhà hoạch định chính sách và chính phủ đưa ra cam kết," thì sự thay đổi có thể gần như ngay lập tức, bà nói thêm.

(Nguồn: Ngày Nay)

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh tăng cường từ đêm nay

Thanh Mai |

Từ ngày mai, khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ có mưa nhỏ rải rác, nền nhiệt giảm.

Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh, nhiệt độ thấp nhất 17-18 độ C

PV |

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, nhiệt độ đêm và sáng ngày 2 và 3/11 ở Bắc Bộ sẽ giảm sâu, ở vùng núi nhiệt độ có khả năng xuống 15-16 độ C; vùng đồng bằng xuống 17-18 độ C, trời rét về đêm và sáng.

Ứng dụng công nghệ sấy lạnh trong chế biến chuối

Trần Cát Linh |

Là địa phương có thế mạnh về đất đỏ ba dan và các tiểu vùng khí hậu mát mẻ, Hướng Hóa đã phát triển được nhiều nông sản đặc trưng, trong đó có cây chuối, mang lại thu nhập tốt cho người dân.

Bắc Bộ đón không khí lạnh tăng cường, chuyển mưa rét

PV |

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với hoàn lưu bão số 6 và nhiễu động trong đới gió Đông nên trong ngày 20/10, khu vực phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông.