Thị trường nông sản thế giới: Giá gạo Thái giảm do đồng baht suy yếu

Minh Hằng |

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan được chào bán ở mức 460-465 USD/tấn, giảm so với mức 480-490 USD/tấn trong tuần trước; trong khi giá gạo 5% tấm của Việt Nam không đổi, được chào bán ở mức 455-460 USD/tấn.


Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã giảm trong tuần này xuống mức thấp nhất trong hơn một tháng do nhu cầu và đồng baht suy yếu.

Trong khi đó, giá gạo Ấn Độ duy trì gần mức cao trong hai năm do nhu cầu mua tăng mạnh.

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan được chào bán ở mức 460-465 USD/tấn, giảm so với mức 480-490 USD/tấn trong tuần trước.

Một nhà giao dịch tại Bangkok cho biết đồng baht suy yếu và đã làm giá gạo giảm đi. Nhu cầu cũng thưa thớt và không có đơn đặt hàng lớn nào. Một thương nhân khác cho biết nhu cầu vẫn trầm lắng và sẽ phải đợi đến khi có nhiều nguồn cung mới vào tháng 4/2023.

Gạo tại Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Gạo tại Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong khi đó, giá gạo đồ 5% tấm của nhà xuất khẩu hàng đầu Ấn Độ được báo giá ở mức 395-402 USD/tấn trong tuần này, không đổi so với tuần trước. Một nhà giao dịch tại Mumbai cho biết người mua vẫn mua hàng bất chấp giá tăng gần đây. Họ cảm thấy "thoải mái" với việc giá tăng.

Theo các quan chức chính phủ và ngành, xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong năm 2022 đã tăng lên mức cao kỷ lục bất chấp việc chính phủ hạn chế bán ra nước ngoài, do người mua tiếp tục mua hàng vì giá cả cạnh tranh.

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 455-460 USD/tấn trong phiên 16/2, không đổi so với một tuần trước đó.

Một nhà giao dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết giá dự kiến sẽ vẫn ở mức cao do nhiều quốc gia đang mua để tăng dự trữ quốc gia, trong đó có cả Trung Quốc và Indonesia.

Trong khi đó, giá gạo trong nước ở Bangladesh vẫn ở mức cao mặc dù được mùa và dự trữ tốt. Chính phủ nước này cũng đã nhập khẩu gạo trong khi các thương nhân tư nhân được phép mua nhằm hạ nhiệt giá.

Thị trường nông sản Mỹ

Giá các mặt hàng nông sản trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) giao dịch trái chiều trong phiên 17/2, trong đó giá ngô và đậu tương tăng nhẹ, còn giá lúa mỳ không đổi.

Khép phiên này, giá ngô giao tháng 3/2023 tăng 1,75 xu (0,26) lên 6,7775 USD/bushel. Giá lúa mỳ giao tháng 5/2023 không đổi ở mức 7,7625 USD/bushel. Giá đậu tương giao cùng kỳ hạn tăng 1 xu (0,07%) lên 15,2225 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2kg; 1 bushel ngô = 25,4kg).

Các mặt hàng nông sản của Mỹ đang chịu sự cạnh tranh từ nông sản của khu vực Nam Mỹ và Biển Đen. Do điều kiện thời tiết ở Nam Mỹ và quy mô cây trồng đã được biết đến rộng rãi, giá hàng hóa trên sàn CBOT có khả năng sụt giảm khi khu vực Bắc Mỹ bước vào mùa trồng trọt.

Kỳ nghỉ Lễ Tổng thống rơi vào ngày 20/2 tại Mỹ, điều này làm hạn chế khối lượng giao dịch. Do vụ thu hoạch ở Nam Mỹ kéo dài, áp lực lên giá hàng hóa giao dịch trên sàn CBOT sẽ tăng lên.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) báo cáo rằng 120.800 tấn ngô của Mỹ đã được bán cho một người mua không xác định.

Thời tiết mát mẻ và khô ráo sẽ xuất hiện tại các khu vực trồng trọt của Argentina và Nam Brazil cho đến ngày 23/2 trước khi khả năng có mưa rào rải rác trở lại. Sương giá hoặc đóng băng khó có thể xảy ra trên các khu vực trồng trọt của Argentina vào cuối tuần này.

Thị trường càphê thế giới

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá càphê Robusta trên sàn ICE Europe-London tiếp nối đà tăng. Giá càphê Robusta giao tháng 3/2023 tăng thêm 17 USD lên 2.085 USD/tấn và giá càphê Robusta giao tháng 5/2023 tăng 26 USD lên 2.098 USD/tấn. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Tương tự, giá càphê Arabica trên sàn ICE US-New York cũng xu hướng tăng. Gá càphê Arabica giao tháng 5/2023 tăng 5,50 xu lên 185,75 xu/lb và giá càphê Arabica giao tháng 7/2023 tăng 4,70 xu lên 184,25 xu/lb (1 lb = 0,4535 kg). Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Giá càphê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên tăng thêm 400-500 đồng, lên dao động trong khung 44.800-50.200 đồng/kg.

Giá càphê kỳ hạn hồi phục ngay khi các quỹ và đầu cơ tiếp tục mua bù để giao cho các hợp đồng đã bán khống trước đó.

Trong khi đó, báo cáo tồn kho trên cả hai sàn do ICE quản lý và chứng nhận đã tăng nhẹ trong những ngày gần đây khi giá cả đã có phần cải thiện trên cả hai sàn càphê kỳ hạn.

Theo dữ liệu tổng hợp của Reuters, Hiệp hội càphê Hạt (GCA) ở Mỹ báo cáo tồn kho tính đến cuối tháng 1/2023 đã giảm 1,8% so với tháng trước, xuống còn 6,26 triệu bao, mức giảm hàng tháng thấp nhất kể từ tháng 10/2001.

Thu hoạch càphê tại Fraijanes, Guatemala. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Thu hoạch càphê tại Fraijanes, Guatemala. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo trang Barchart.com, giá càphê Arabica tăng mạnh lên mức cao gần 4 tháng và giá càphê Robusta đạt mức cao nhất 2 tuần, do mưa lớn gần đây và sẽ còn mưa tiếp tại Minas Gerais, bang trồng càphê Arabica chính của Brazil khiến nông dân không thể ra đồng để chăm sóc và cây trồng càng thêm nhiều sâu bệnh làm năng suất càphê vụ tới có thể sụt giảm.

Chỉ số đồng USD sụt giảm liên tiếp đã hỗ trợ giá cả các loại hàng hóa nói chung và kích thích các quỹ và đầu cơ quay lại các thị trường càphê kỳ hạn để mua vào.

 (Nguồn: TTXVN)

TAGS

Gạo hữu cơ Quảng Trị vươn ra thế giới

Thu Hạ |

15 tấn gạo hữu cơ Quảng Trị đầu tiên vừa được Công ty CP Nông sản hữu cơ Quảng Trị hoàn thành các thủ tục để xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Thành công này là dấu mốc quan trọng, tạo động lực để doanh nghiệp, nông dân trong tỉnh tiếp tục sản xuất, đảm bảo các tiêu chuẩn về gạo hữu cơ cũng như các loại nông sản đặc trưng của địa phương, tiến đến chinh phục các thị trường lớn trên thế giới.

Gạo hữu cơ Quảng Trị sẽ được xuất khẩu sang Châu Âu với giá 1.800 USD/tấn

Triệu Phong |

Sau lô hàng 15 tấn, dự kiến mỗi tháng sẽ có khoảng 30-50 tấn gạo hữu cơ Quảng Trị xuất khẩu sang Châu Âu nếu được thị trường chấp nhận.

Nâng cao giá trị cho hạt gạo Việt Nam

Diệu Thuần |

Việt Nam đã và đang nỗ lực nhằm nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam, tìm cách tiếp cận với các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản.

Gạo Bát đỏ Vĩnh Giang: Hành trình hồi sinh cánh đồng ngập mặn

Lâm Thanh |

Vùng rào hói ven sông Bến Hải thuộc xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), sau nhiều năm bị bỏ hoang vì ruộng sâu, đất trũng, quanh năm nước nhiễm mặn, không một cây trồng gì sống nổi, nay bắt đầu được khai thác, trở thành nơi sản xuất giống lúa đỏ đặc sản. Hành trình hồi sinh cánh đồng ngập mặn là nỗ lực không mệt mỏi để biến bất lợi trở thành lợi thế của chính quyền, người dân xã Vĩnh Giang.