Việt Nam nhập khẩu gạo từ Ấn Độ không phải do thiếu lương thực

Lâm Phan |

Theo Cục trưởng Cục Trồng trọt: Đến thời điểm này, Việt Nam vẫn đang dư thừa lương thực, đủ sức phục vụ nhu cầu sinh hoạt, chế biến.

Liên quan đến việc Việt Nam lần đầu tiên mua gạo của Ấn Độ, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt khẳng định, điều này là hoàn toàn bình thường trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Cũng theo Cục trưởng Cục Trồng trọt: Việc Việt Nam lần đầu tiên mua gạo từ Ấn Độ không có nghĩa Việt Nam đang thiếu hụt nguồn cung lương thực nên phải nhập khẩu. Đến thời điểm này, Việt Nam vẫn đang dư thừa lương thực, đủ sức phục vụ nhu cầu sinh hoạt, chế biến của 100 triệu dân và chủ động cung ứng đủ lượng gạo xuất khẩu.

Ảnh minh hoạ (Ảnh: TTXVN)
Ảnh minh hoạ (Ảnh: TTXVN)

Năm 2020, trong bối cảnh khó khăn do thiên tai, nhờ chủ động, linh hoạt trong việc áp dụng, điều chỉnh lịch thời vụ, năng suất lúa tăng đáng kể nên dù diện tích lúa giảm khoảng 190.000ha nhưng sản lượng lương thực vẫn đạt 42,8 triệu tấn thóc, trong khi xuất khẩu chỉ 6,1 triệu tấn, trị giá trên 3 tỷ USD, còn lại là phục vụ nhu cầu ăn uống, chế biến trong nước.

Ông Cường cho biết thêm: hiện tại, thời vụ sản xuất lúa vẫn diễn biến theo đúng kế hoạch, dự kiến, ngay trong tháng 1/2021 sẽ thu hoạch được 1,2 triệu tấn thóc của vụ đông xuân sớm.

Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước, theo ông Nguyễn Quang Hòa, Giám đốc Công ty Trách nhiện hữu hạn Dương Vũ (doanh nghiệp xuất khẩu 200.000 tấn gạo mỗi năm), lần nhập khẩu gạo từ Ấn Độ này chủ yếu là nhập tấm về chế biến bún, bánh, thức ăn gia súc hoặc làm bia

Chủ doanh nghiệp này cho rằng: do thuế nhập khẩu tấm rất thấp (trong khi thuế nhập khẩu gạo là 40%) nên các doanh nghiệp nhập khẩu tấm từ Ấn Độ về chế biến có nhiều lợi thế do giá gạo của Ấn Độ đang thấp hơn so với gạo của Việt Nam.

Ngoài ra trong vài năm trở lại đây, Việt Nam chủ trương giảm diện tích lúa chất lượng trung bình như IR40404, tăng diện tích lúa thơm, lúa chất lượng cao nên phân khúc gạo, tấm phục vụ chế biến đang thiếu.

"Năm nay, giá gạo Việt Nam đã tiệm cận giá gạo của Thái Lan nhờ các địa phương tăng cường mở rộng diện tích lúa thơm, lúa chất lượng cao, rất phù hợp với thị trường Philippines, thị trường nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam, trong khi nguồn gạo tương tự như IR50404 phục vụ chế biến lại không đủ nên việc tìm nguồn gạo tương đương từ Ấn Độ cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu" ông Hòa nói.

Trước đó, Reuters thông tin, Việt Nam - quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới lần đầu tiên mua gạo từ đối thủ Ấn Độ sau khi giá gạo tăng cao nhất trong 9 năm qua.

(Nguồn: Việt Nam plus)

TAGS

Tạo tiền đề để nâng cao chất lượng gạo Quảng Trị

Đan Tâm |

Trong định hướng phát triển giai đoạn 2021 - 2025, tính đến năm 2030, tỉnh Quảng Trị xác định quan điểm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế trên 3 trụ cột chính, trong đó nông nghiệp là bệ đỡ của nền kinh tế. Đối với các ngành, lĩnh vực ưu tiên, cũng đã xác định rõ: Các ngành công nghiệp dựa trên lợi thế so sánh của địa phương trong đó có công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên. Từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, nhiều địa phương trong tỉnh bước đầu đã hình thành thương hiệu gạo sạch, góp mặt trên thị trường, được người tiêu dùng đón nhận. Đây là tiền đề quan trọng để góp phần xây dựng thương hiệu gạo mang đặc trưng Quảng Trị trong tương lai gần.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lại tăng kỷ lục, lập đỉnh mới

Vũ Long |

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày 3.1.2021 đã ở mức cao nhất: 505 USD/tấn, là mức cao kỷ lục trong 9 năm gần đây.

Cam Lộ lan tỏa yêu thương bằng mô hình “ATM gạo”

Lê Trường |

Cứ đều đặn thứ 5 hàng tuần, rất đông bà con nhân dân có mặt tại trụ sở Hội Chữ thập đỏ huyện Cam Lộ (Quảng Trị) để được nhận gạo hỗ trợ.

Giá gạo Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong 9 năm qua

PV |

Trong tuần này, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2011 do tình trạng thiếu container khiến giá cước vận chuyển tăng vọt.