Việt Nam, Thái Lan sẽ họp bàn về việc tăng giá gạo xuất khẩu vào tháng 10

Gia Hân |

Việt Nam và Thái Lan, hai nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai và thứ ba thế giới, sẽ tổ chức các cuộc đàm phán để tăng giá gạo xuất khẩu, Nikkei đưa tin.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan Chalermchai Sri-on sẽ thăm Việt Nam từ ngày 6-7 tháng 10 để hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Lê Minh Hoan về hợp tác nông nghiệp của hai nước, bao gồm cả giá gạo xuất khẩu, các quan chức chính phủ Thái Lan cho biết.

Việt Nam và Thái Lan có thể tăng giá khoảng 20%. Giới chuyên gia cho rằng việc tăng giá này sẽ khiến giá lương thực tăng cao hơn và làm gia tăng lạm phát toàn cầu trong bối cảnh xung đột Ukraine.

Vào đầu tháng 9, hai nước đã nhất trí hợp tác tăng giá xuất khẩu gạo, lưu ý rằng nông dân trồng lúa ở cả hai nước không thể trang trải chi phí sản xuất cao hơn do chi phí phân bón, hóa chất nông nghiệp và nhiên liệu tăng cao, các quan chức cho biết.

Một phụ nữ làm ruộng ở Khon Kaen, Thái Lan. Nước này đang xem xét việc tăng giá gạo xuất khẩu cùng với Việt Nam, một nước xuất khẩu gạo lớn khác. Ảnh: Reuters
Một phụ nữ làm ruộng ở Khon Kaen, Thái Lan. Nước này đang xem xét việc tăng giá gạo xuất khẩu cùng với Việt Nam, một nước xuất khẩu gạo lớn khác. Ảnh: Reuters


Mỗi quốc gia sẽ thành lập nhóm công tác riêng để xem xét các biện pháp cụ thể.

Giá gạo tương đối ổn định so với giá lúa mì, vốn đã tăng mạnh kể từ khi xung đột Nga - Ukraine. Nhưng Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - đã áp thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại gạo, có hiệu lực vào thứ Sáu tuần trước, để đảm bảo đủ nguồn cung trong nước.

Tại Việt Nam, giá gạo xuất khẩu đã bắt đầu tăng sau khi Ấn Độ áp thuế.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan ở mức 446 USD/tấn trong tháng 8, tăng khoảng 7% so với một năm trước đó, trong khi giá gạo Việt Nam ổn định ở mức 385 USD, theo số liệu từ Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, xuất khẩu gạo toàn cầu đạt 51,63 triệu tấn vào năm 2021. Ấn Độ chiếm 41% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là Việt Nam và Thái Lan với khoảng 12% mỗi nước. Trong khi Trung Quốc và Philippines là những nước nhập khẩu gạo chính của thế giới, và Nhật Bản cũng nhập khẩu gạo để làm thực phẩm chế biến.

(Nguồn: Nikkei/ Phụ nữ Mới)

Lễ hội khám phá danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải

PV |

Lễ hội khám phá danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 được tổ chức từ tháng 9/2022 sẽ bao gồm một chuỗi sự kiện, hoạt động đặc sắc.

Bãi thải dự án điện gió tiếp tục bồi lấp ruộng, đất sản xuất của dân

Lê Trường |

Từ khi các dự án điện gió trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đi vào vận hành thương mại đến nay, nhiều bãi thải vẫn chưa được gia cố đảm bảo. Do đó, chỉ xảy ra một trận mưa lớn là đất đá từ các bãi thải trôi tràn xuống, bồi lấp nhiều ruộng lúa, hồ cá, đất nông nghiệp, khiến việc sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc bồi thường, hỗ trợ chưa được hai bên thống nhất, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Công ty điện gió hỗ trợ 32 hộ dân có ruộng lúa bị vùi lấp do mưa lũ

Hoàng Táo |

Ngày 8/5, ông Nguyễn Xuân Hạnh, Phó Giám đốc Nhà máy Điện gió Amaccao Quảng Trị thông tin, đơn vị đã chi trả hơn 190 triệu đồng cho 32 hộ dân bị vùi lấp ruộng lúa do mưa lũ đầu tháng 4/2022.

Cần có giải pháp phục hóa diện tích ruộng bỏ hoang vì nhiễm mặn

Hiếu Giang |

Gần một nửa trong tổng số 80 ha diện tích ruộng lúa của thôn Tường Vân, xã Triệu An, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã bỏ hoang khoảng 20 năm nay vì nhiễm mặn. Số diện tích còn lại canh tác lúa một vụ cũng “nhờ trời” vì không có hệ thống thủy lợi. Dù đất ruộng lúa tại đây được đánh giá là khá phì nhiêu nhưng do những nguyên nhân bất lợi nói trên nên đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu nhập của người dân địa phương.