‘Bí quyết’ học giỏi của quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2023

PV |

Lê Xuân Mạnh, học sinh Trường THPT Hàm Rồng (Thanh Hóa) đã giúp Thanh Hóa lần đầu tiên có thí sinh giành vòng nguyệt quế của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.

Để có sự bứt tốc ngoạn mục

Thí sinh Lê Xuân Mạnh đến từ trường THPT Hàm Rồng (Thanh Hóa) nhất Quý III với 160 điểm, là người mang cầu truyền hình trực tiếp Olympia trận chung kết về với Thanh Hóa sau 13 năm chờ đợi.

Trong suốt quá trình "leo núi", Xuân Mạnh thể hiện sự nhanh nhạy, chắc chắn, tự tin ở các câu hỏi về văn học, lịch sử và hiểu biết chung.

Lần đầu tiên tỉnh Thanh Hóa có thí sinh giành vòng nguyệt quế trong Chương trình Đường lên đỉnh Olympia. Ảnh: TTXVN.
Lần đầu tiên tỉnh Thanh Hóa có thí sinh giành vòng nguyệt quế trong Chương trình Đường lên đỉnh Olympia. Ảnh: TTXVN.

Không chỉ là quán quân của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, Xuân Mạnh còn là một học sinh giỏi tại lớp học của mình. Lê Xuân Mạnh từng chia sẻ: Bí quyết để học tập hiệu quả là phải tự giác học. Trên lớp phải chú ý nghe thầy, cô giảng bài để nắm kiến thức ngay trên lớp, thậm chí làm bài tập luôn trên lớp. Ở nhà em tự tìm hiểu, tự học giúp khắc sâu, ghi nhớ kiến thức.

Xuân Mạnh cho biết, em hay lên mạng tìm kiếm thông tin, đọc thêm các tài liệu trên internet. Ngoài ra, em cũng tìm thêm các đầu sách nâng cao để học, làm dày thêm vốn hiểu biết.

Nhờ thói quen đọc sách, từ năm lớp 4, Xuân Mạnh thường hay lấy sách giáo khoa của anh để đọc nhiều lần, nên có nhiều kiến thức “thuộc lúc nào không hay”. Hiện nay, nam sinh cũng là cố vấn cho Câu lạc bộ Lịch sử của Trường THPT Hàm Rồng.

Với việc giành chiến thắng trong trận chung kết, Lê Xuân Mạnh đã nhận được mức thưởng kỷ lục là 50.000 USD (khoảng 1,2 tỷ đồng).

Sự đồng hành sáng suốt

Lê Xuân Mạnh sinh ra trong gia đình có hai anh em, Mạnh là con út. Bố em thường xuyên đi làm xa nhà, mẹ cũng như anh trai là người rất sát sao chăm sóc và giúp em học tập.

Xuân Mạnh chia sẻ: Học mới có tư duy ban đầu để làm việc, để tiếp nhận thêm nhiều điều mới. Đến với Đường lên đỉnh Olympia, Xuân Mạnh có sự động viên và hỗ trợ kiến thức từ người anh trai.

Chị Vũ Thị Hường, mẹ của thí sinh Lê Xuân Mạnh nói: "1 tuổi con biết nói, 2 tuổi con biết đi nhưng 3 tuổi con đã biết tự đọc sách báo. Lúc đó, có rất nhiều đơn vị, truyền thông về tận nhà liên hệ cho cháu đi học lớp tài năng ngoài Hà Nội, nhưng gia đình không đồng ý. Chúng tôi phải đưa con về quê ở xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) một thời gian. Từ khi bắt đầu đi học, con học rất tốt, giành nhiều giải thưởng cấp thành phố, cấp tỉnh… Khi lên lớp 5, Mạnh đã chia sẻ với mẹ về ước mơ sau này sẽ trở thành bác sĩ. Đây là động lực để Mạnh luôn nỗ lực học tập, theo đuổi ước mơ của mình”.

Thấy được khả năng của con và hiểu được giá trị của việc đồng hành, chị Vũ Thị Hường luôn chia sẻ cùng con những câu chuyện trong cuộc sống, đồng thời, lên kế hoạch học tập với con.

"Mạnh rất hiểu chuyện và chăm chỉ. Nhận được sự chỉ dạy như vậy nhưng con đều thực hiện và nỗ lực, đặc biệt trong những giai đoạn ôn thi", chị Hường nói.

Có khả năng ghi nhớ tốt nhưng cần sự chăm chỉ và nỗ lực. Tại trường học, Xuân Mạnh cũng luôn được sự hướng dẫn, khích lệ của thầy, cô.

Lê Xuân Mạnh được phát hiện ở chương trình Âm vang Hàm Rồng, được tập dượt ở chương trình Âm vang xứ Thanh và được khẳng định ở Đường lên đỉnh Olympia. Thầy cô giáo ở Trường THPT Hàm Rồng đều có niềm tin Mạnh sẽ giành được vòng nguyệt quế.

Hiệu trưởng Trường THPT Hàm Rồng, Thanh Hóa Lê Ánh Dương cho biết: "Xuân Mạnh là một học sinh có khả năng tự học, tự nghiên cứu rất tốt. Bản thân em cũng thể hiện rõ bản lĩnh trong các cuộc thi. Sự quyết đoán và có động cơ phấn đấu rõ ràng là tố nhất mà bất cứ thầy cô nào cũng nhìn thấy ở em khi giảng dạy".

(Nguồn: Ngày Nay)

TAGS

Giúp người bằng niềm đam mê công nghệ

Tây Long |

Từng có người thân bị mất tài khoản facebook và phải mất khá nhiều thời gian mới lấy lại được, anh Trần Đức Lập (sinh năm 1988), trú tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), hiểu rõ cảm giác tiếc nuối, lo lắng khi xảy ra trường hợp như vậy.

Tôn vinh 121 món ẩm thực tiêu biểu của Việt Nam

Nguyệt Nhi |

Sự kiện do Hiệp hội Văn hoá Ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức, diễn ra sáng 29.9 tại Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương, Hà Nội.

Hai mẹ con khuyết tật hiến đất để mở rộng đường

Hương Lài |

Bà Lê Thị Liên (sinh năm 1961), ở Khu phố 8, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh (Quảng Trị) bị khuyết tật ở tay với tỉ lệ thương tật 61%. 

“Giải mã” về một người thầy luôn trao truyền cảm hứng bao dung và nhân ái

Lê Đức Dục |

Trong tập sách hồi ức “50 mùa phượng vĩ” nhân 50 năm thành lập Trường THPT Đông Hà (TP Đông Hà, Quảng Trị) bài viết của thầy Nguyễn Văn Minh có tựa đề giản dị: “Trường Cấp 3 Đông Hà trong tôi”. Dưới bài viết cũng chỉ ghi vỏn vẹn “Nguyễn Văn Minh - học sinh khóa 1978-1981”, cho dù giờ đây, cậu học trò của Trường Cấp 3 Đông Hà ngày ấy đã là Giáo sư, Tiến sĩ, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội - ngôi trường được coi là “cỗ máy cái” của giáo dục Việt Nam.