Cô gái không tay được Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hóa đặc cách tuyển dụng làm giáo viên

Thanh Mai |

Mặc dù thân hình khiếm khuyết và nhỏ bé nhưng mong muốn, ước mơ, quyết tâm và nỗ lực của bản thân Thắm rất to lớn.

Tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2023), sơ kết 3 năm thực hiện kết luận số 01-KL/TW (khóa XIII) và sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) và biểu dương các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Lê Thị Thắm phát biểu tham luận tại hội nghị kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc ...
Lê Thị Thắm phát biểu tham luận tại hội nghị kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc ...
Lê Thị Thắm (SN 1998), trú tại xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn - “cô giáo” cụt 2 tay là một trong những đại biểu tham gia hội nghị.

Tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đã chỉ đạo huyện Đông Sơn phối hợp Sở Nội vụ thực hiện việc tuyển dụng đặc cách, bố trí công tác cho cô gái không tay Lê Thị Thắm vào ngành giáo dục huyện Đông Sơn ngay trong năm học 2023-2024 tới.

Lê Thị Thắm đã đọc bài tham luận nói về hoàn cảnh, cảm xúc, tâm tư nguyện vọng và những khó khăn mình đã vượt qua trong quá trình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: "Sau khi tốt nghiệp đại học, cháu về quê mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí, bổ trợ Tiếng Anh cho các em gần nhà. Thời gian đầu, cháu mở lớp dạy miễn phí cho trẻ em trong làng, sau này một số phụ huynh gửi con học thêm, nâng cao kiến thức nên cháu quyết định mở lớp dạy thêm tại nhà, rồi xin bố mẹ mua thêm trang thiết bị để thuận tiện cho việc giảng dạy.

Với cháu, đó là một công việc - thay lời cảm ơn của cháu đến bố mẹ, hàng xóm, bạn bè và thầy cô đã đồng hành và giúp đỡ trong suốt những năm qua… Mặc dù thân hình khiếm khuyết và nhỏ bé nhưng mong muốn, ước mơ, quyết tâm và nỗ lực của bản thân cháu rất to lớn. Hiện tại, ước mơ có một lớp học tại nhà của riêng mình đã được hoàn thành nhưng mơ ước lớn nhất của cháu là một ngày được đứng trên bục giảng, quan sát và giảng dạy cho học sinh trên lớp và được cống hiến trong một môi trường giáo dục".

Lê Thị Thắm trú tại Đông Thịnh, huyện Đông Sơn. Khi mới sinh ra em chỉ nặng hơn 1kg và không có hai tay. Dù không được lành lặn nhưng Thắm luôn nỗ lực vượt lên và chinh phục giảng đường đại học với ước mơ trở thành giáo viên dạy tiếng Anh.

Thắm cho biết, khó khăn vất vả càng làm cho cô gái thêm quyết tâm, nỗ lực. Dù ở trên lớp hay ở nhà, Thắm đều tập viết rất miệt mài, chăm chỉ.  Với sự trợ giúp của gia đình, thầy cô, Thắm đã hoàn thành việc học của 12 năm học. 

Năm 2020, sau khi tốt nghiệp cử nhân sư phạm tiếng Anh Trường đại học Hồng Đức, Thắm về quê xã Đông Thịnh mở lớp dạy ngoại ngữ, bổ trợ tiếng Anh cho các em học sinh tại địa phương.

Ước mơ của Lê Thị Thắm sắp trở thành hiện thực, khi chủ trương tuyển dụng đặc cách Thắm vào ngành giáo dục huyện Đông Sơn được bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa chỉ đạo trực tiếp lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Đông Sơn.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Câu lạc bộ Nhà báo nữ tỉnh đi thực tế và tặng quà cho học sinh, giáo viên vùng khó

Kăn Sương |

Hướng đến kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 (1925-2023); 20 năm thành lập Câu lạc bộ (CLB) Nhà báo nữ tỉnh (2003-2023), trong 2 ngày 3-4/6, CLB Nhà báo nữ tỉnh phối hợp Công ty Thủy điện Quảng Trị, Tổng Công ty phát điện 2 và Đồn Biên phòng Hướng Lập tổ chức đoàn đi thực tế, thăm và tặng quà cho học sinh, giáo viên điểm trường Cù Bai, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Hướng Lập, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa.

Mạo danh giáo viên đặt ăn uống rồi…lặn mất tăm

Tây Long |

Theo phản ánh của nhiều hộ kinh doanh ăn uống trên địa bàn, gần đây, có một số đối tượng tự nhận là giáo viên, tên: Hạnh, Hưng, Tuấn… liên lạc để đặt cơm cho đoàn khách rồi không đến. Vì tin lời của người không quen biết, nhiều hộ kinh doanh đã bị thiệt hại về kinh tế.

Hỗ trợ xây dựng nhà ở công vụ cho giáo viên vùng khó

Nguyễn Thị Thu Hà |

Tỉnh Quảng Trị có 399 trường học với 14.674 giáo viên, trong đó có hơn 3.000 cán bộ giáo viên, nhân viên (CBGVNV) thuộc nhiều điểm trường ở vùng sâu, vùng xa đang có nhu cầu về phòng ở công vụ. Thời gian qua, mặc dù tỉnh đã nỗ lực để các thầy, cô giáo yên tâm gắn bó với nghề và hướng đến sự phát triển bền vững giáo dục ở miền núi… nhưng vấn đề phòng ở công vụ cho giáo viên ở một số điểm trường vùng khó vẫn chưa thể giải quyết thấu đáo. Vì vậy, xây dựng phòng ở công vụ là yêu cầu cấp thiết và lâu dài giúp đội ngũ giáo viên gắn bó với những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.

Vụ nữ sinh tự tử ở Nghệ An: Một số giáo viên, học sinh nhận tin nhắn đe doạ

Thanh Mai |

Sau khi xảy ra sự việc đau lòng, một số giáo viên, học sinh đã nhận những tin nhắn đe doạ từ người lạ.