Mạo danh giáo viên đặt ăn uống rồi…lặn mất tăm

Tây Long |

Theo phản ánh của nhiều hộ kinh doanh ăn uống trên địa bàn, gần đây, có một số đối tượng tự nhận là giáo viên, tên: Hạnh, Hưng, Tuấn… liên lạc để đặt cơm cho đoàn khách rồi không đến. Vì tin lời của người không quen biết, nhiều hộ kinh doanh đã bị thiệt hại về kinh tế.

Trước đó, một chủ quán ở thị xã Quảng Trị cho biết, cách đây ít ngày, quán nhận được cuộc gọi từ một người tự xưng là giáo viên, tên Hạnh, công tác tại một trường THCS ở huyện Hải Lăng. Người này đề nghị đặt 4 mâm cơm cho đoàn khách 25 người, mỗi suất 250 ngàn đồng gồm các món: gà nướng, dê hấp, cá chình nhúng mẻ, mực hấp…

Người phụ nữ tên Hạnh khẳng định sẽ cùng đoàn ghé ăn vào tối 22/5/2023. Không mảy may nghi ngờ, chủ quán và nhân viên đã nhanh chóng mua thực phẩm, chuẩn bị 4 mâm cơm. Đến ngày, giờ hẹn, chờ mãi không thấy người tự xưng là cô Hạnh đến và cũng không liên lạc được, chủ quán mới tá hỏa biết mình bị lừa.

Tin nhắn đặt cơm của người tự xưng là cô giáo Hạnh - Ảnh: T.L
Tin nhắn đặt cơm của người tự xưng là cô giáo Hạnh - Ảnh: T.L
Sau khi thông tin kể trên được chủ quán thị xã Quảng Trị chia sẻ, nhiều hộ kinh doanh ăn uống ở TP. Đông Hà, thị xã Quảng Trị và các huyện như: Hải Lăng, Hướng Hóa, Gio Linh, Vĩnh Linh… cũng phản ánh đã gặp trường hợp tương tự trong thời gian gần đây. Ngoài người phụ nữ tự xưng là cô Hạnh, một số hộ kinh doanh ăn uống nhận được cuộc gọi của người tự xưng là thầy Hưng, thầy Tuấn… Có ngày, các đối tượng này đặt tiệc ở 5, 6 quán rồi lặn mất tăm. Khi được yêu cầu đặt cọc, đối tượng lạ mặt hứa sẽ chuyển khoản sớm nhưng rồi không thấy.

Không chỉ đặt cơm, ở một số trường hợp, những người tự xưng là cô Hạnh, thầy Tuấn, thầy Hưng… còn hỏi về một loại rượu vang đắt tiền mà quán không có. Sau đó, các đối tượng này cho chủ quán số điện thoại cửa hàng rượu để nhờ mua giúp rồi khẳng định sẽ tính tiền sau. Vì thế, số tiền thiệt hại của các hộ kinh doanh là khá lớn.

Sự việc liên tục xảy ra kể trên khiến các hộ kinh doanh trên địa bàn rất bức xúc. Đề nghị các ngành, đơn vị chức năng cần vào cuộc, điều tra, làm rõ các đối tượng lừa đảo, yêu cầu khắc phục những thiệt hại về kinh tế cho các hộ kinh doanh. Phía các hộ kinh doanh cũng cần cảnh giác, chỉ nhận đặt ăn uống từ người quen biết hoặc yêu cầu đặt cọc để tránh thiệt hại về kinh tế.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Mạo danh nhân viên Viettel lừa đảo hơn 800 triệu đồng

An Ly |

Ngày 10/3, Công an thành phố Hà Nội thông tin về phương thức lừa đảo bằng thủ đoạn giả danh nhân viên của các nhà mạng, gọi điện thoại tới khách hàng thông báo nợ cước nhằm chiếm đoạt tài sản không còn mới.

Nhóm công khai trên Facebook mạo danh Báo Quảng Trị để rao vặt, mua bán…

PV. |

Một nhóm công khai trên Facebook lấy tên “BÁO QUẢNG TRỊ” để sử dụng cho mục đích của mình. Việc làm này có thể gây ra sự hiểu nhầm, ảnh hưởng uy tín của cơ quan Báo Quảng Trị.

Mạo danh nhân viên bảo hiểm để lừa đảo vay tiền qua mạng

Lê Trường |

Sau khi cho phép các đối tượng xưng là nhân viên của một công ty bảo hiểm chụp hình chân dung và thẻ Căn cước công dân (CCCD), nhiều người đã nhận được 820.000 đồng tiền “hỗ trợ do ảnh hưởng COVID-19”.

Mạo danh nhân viên Công ty Điện lực Quảng Trị để lừa đảo

Mai Lâm |

 

Theo xác nhận của bà Hồ Thị Phi, Phó Trưởng Phòng Kinh doanh, Công ty Điện lực Quảng Trị, thời gian qua, đơn vị nhận được nhiều phản ánh của khách hàng trên địa bàn tỉnh về việc nhận được các cuộc điện thoại từ các số: 184411941431, 00194026912810, 0018449521510, +1(884)0094396, 119210454978, tự xưng là nhân viên điện lực thông báo khách hàng còn nợ tiền điện, yêu cầu chuyển tiền thanh toán nếu không sẽ bị cắt điện. Tuy nhiên, khi nhân viên điện lực kiểm tra trên hệ thống thì những khách hàng này đều không nợ tiền điện.