Hồ Thị Dơn - người phụ nữ miền núi làm kinh tế giỏi

Minh Long |

Trong những năm qua, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện Hướng Hoá (Quảng Trị).

Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc. Chị Hồ Thị Dơn, ở thôn Xa Bai, xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa là một trong những điển hình ấy.

Sinh ra và lớn lên ở vùng miền núi với nhiều khó khăn, sống phụ thuộc vào nương rẫy lại canh tác, chăn nuôi bằng phương thức lạc hậu nên việc nuôi trồng của gia đình chị Dơn không hiệu quả, cuộc sống gia đình cứ mãi đói nghèo. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chị không được học hành đến nơi đến chốn. Đến tuổi, chị lập gia đình, tách hộ ở riêng lại càng thiếu thốn hơn. Cần mẫn khai hoang sản xuất lúa rẫy, ngô, sắn…nhưng do không có kiến thức về kỹ thuật trồng trọt nên năng suất, chất lượng cây trồng rất thấp. Với quyết tâm vươn lên thoát nghèo, chị Dơn trăn trở, tìm hướng đi trong phát triển kinh tế để cải thiện cuộc sống. Qua thời gian tìm hiểu, nhận thấy dê là con vật dễ nuôi, sinh sản nhanh lại thích hợp với khí hậu miền núi cao, thức ăn dễ kiếm trong khi nhu cầu thị trường lớn nên năm 2019, chị vay vốn ưu đãi của ngân hàng để mua con giống và xây dựng chuồng trại chăn nuôi dê.

Chị Hồ Thị Dơn chăm sóc đàn dê của gia đình - Ảnh: M.L
Chị Hồ Thị Dơn chăm sóc đàn dê của gia đình - Ảnh: M.L

Thời gian đầu, gia đình chị Dơn gặp không ít khó khăn do chưa biết cách chăm sóc dê nhốt chuồng. Không nản chí, chị tích cực tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi do Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tổ chức; đồng thời dành thời gian học hỏi kinh nghiệm mô hình nuôi dê hiệu quả của các hộ gia đình trong xã. Nhờ kiên trì, chịu khó, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi nên đàn dê của chị luôn khỏe mạnh, không bị dịch bệnh, từ 5 con nay phát triển lên 25 con. Đàn dê sinh sản nhanh, dê mẹ mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 1-2 con nên năm nào gia đình chị cũng có dê xuất bán và có nguồn thu nhập ổn định. Sau ít năm thực hiện mô hình kinh tế này, gia đình chị đã thoát nghèo, trả hết vốn vay ngân hàng.

Cùng với chăn nuôi dê, vợ chồng chị Dơn duy trì trồng lúa rẫy, tràm và sắn với tổng diện tích 3 ha; chăn nuôi thêm lợn, gà. Với mô hình kinh tế này, mỗi năm sau khi trừ mọi chi phí, gia đình chị có thu nhập gần 100 triệu đồng. Chị Dơn chia sẻ: “Xuất thân từ cuộc sống đói khổ nên tôi luôn ấp ủ ước mơ được thoát nghèo. Nhờ đồng thuận vợ chồng, sự quan tâm, hỗ trợ của các hội, đoàn thể mà nay cuộc sống ổn định hơn, chúng tôi đã xây dựng nhà ở kiên cố và nuôi các con ăn học tử tế. Thời gian tới, tôi tiếp tục duy trì và phát triển mô hình chăn nuôi dê, đồng thời tìm hiểu thêm các giống cây trồng mới để chuyển đổi sản xuất, tăng thêm thu nhập”.

Không những làm kinh tế giỏi, chị Dơn còn rất nỗ lực để xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo con chu đáo. Vì vậy, nhiều năm liền, gia đình chị đạt và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa, bản thân chị được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã biểu dương là điển hình trong phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc; khuyến khích chị em ở địa phương học tập, làm theo. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hướng Linh Hồ Thị Van cho biết: “Chị Dơn là tấm gương điển hình trong việc phát triển kinh tế gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc ở địa phương. Không chỉ chăm lo làm giàu cho gia đình mình, chị còn tham gia vận động, tuyên truyền, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt cho chị em trong thôn, xã để mọi người cùng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng”.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

54 trang trại chăn nuôi ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao

Lê An |

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) Quảng Trị toàn tỉnh hiện có 243 trang trại chăn nuôi lợn, bò và gia cầm.

Làm giàu nhờ mô hình chăn nuôi tổng hợp

Minh Long |

Những năm gần đây, phong trào phụ nữ vượt khó vươn lên, phát triển kinh tế gia đình được nhiều chị em ở vùng khó tích cực hưởng ứng và mang lại hiệu quả thiết thực. Mô hình chăn nuôi tổng hợp của chị Nguyễn Thị Hằng ở thôn Tân Hòa, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) là một trong những điển hình của phong trào này.

Làm giàu nhờ mô hình chăn nuôi tổng hợp

Minh Long |

Những năm gần đây, phong trào phụ nữ vượt khó vươn lên, phát triển kinh tế gia đình được nhiều chị em ở vùng khó tích cực hưởng ứng và mang lại hiệu quả thiết thực. Mô hình chăn nuôi tổng hợp của chị Nguyễn Thị Hằng ở thôn Tân Hòa, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) là một trong những điển hình của phong trào này.

Lợi ích kép từ mô hình liên kết chăn nuôi gà

Bảo Bình |

Mô hình liên kết chăn nuôi gà khép kín của ông Phạm Hóa, ở thôn Dương Đại Thuận, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) là một trong những mô hình có quy mô lớn trong toàn tỉnh. Với việc liên kết với Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (gọi tắt là Công ty Japfa) chăn nuôi gà gia công theo hướng an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao đã mở ra hướng làm giàu triển vọng cho gia đình ông Hóa, đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.