Thanh niên Vân Kiều vượt khó làm kinh tế giỏi

Bích Liên |

Những năm trở lại đây, tại huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị), nhiều đoàn viên, thanh niên sau khi xuất ngũ, trở về địa phương đã vượt khó làm kinh tế bằng khát vọng vươn lên, dám nghĩ dám làm để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi. Một trong số đó là anh Hồ Văn Huế (sinh năm 1999), người dân tộc Vân Kiều ở thôn Ra Man, xã Xy, huyện Hướng Hóa.

Anh Huế sinh ra trong gia đình ở xã biên giới, điều kiện kinh tế khó khăn. Năm 2018, anh viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự và được bố trí về Sư đoàn 968. Năm 2020, Huế xuất sắc hoàn thành nghĩa vụ quân sự, trở về địa phương với hành trang là một phần kinh phí được trợ cấp trong quân đội và tinh thần cứng cáp, chín chắn sau khi được rèn luyện trong môi trường quân ngũ. Từ đây, anh quyết tâm lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình. Anh Huế chia sẻ: “Điều kiện đất đai, khí hậu ở quê tôi rất khắc nghiệt, mưa thì dầm dề mà nắng thì kéo dài, khô cằn, việc phát triển kinh tế theo kiểu truyền thống rất khó khăn. Trong thời gian quân ngũ tôi luôn cố gắng vừa rèn luyện vừa học hỏi cách làm kinh tế nên khi trở về tôi bắt đầu tìm hiểu, quy hoạch lại đất đai sản xuất của gia đình. Cùng với một ít vốn dành dụm được, tôi vay thêm vốn vay ưu đãi ở Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư mô hình chăn nuôi và trồng rừng. Để việc làm kinh tế thuận lợi, tôi thường xuyên tham khảo những tài liệu trên mạng xã hội, phương tiện thông tin đại chúng cũng như học hỏi những mô hình kinh tế hiệu quả tại địa phương để tích lũy thêm kinh nghiệm”.

Thanh niên Hồ Văn Huế chăm sóc đàn dê của gia đình -Ảnh: B.L
Thanh niên Hồ Văn Huế chăm sóc đàn dê của gia đình -Ảnh: B.L

Gia đình Huế có trên 2 ha đất. Trước đây, ngoài 1 ha được ba mẹ trồng sắn, lúa rẫy, diện tích còn lại để hoang. Với kiến thức học hỏi được, anh bắt tay quy hoạch lại diện tích đất của gia đình để trồng trọt kết hợp chăn nuôi. Với diện tích trồng sắn lâu năm và diện tích đất bỏ hoang, anh trồng hơn 5.000 cây tràm, hơn 100 gốc cao su. Anh còn tận dụng diện tích đất bìa rừng với đồng cỏ rộng chăn thả dê. Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm, Huế nuôi theo tập quán cũ là thả rông cho dê tự đi tìm kiếm thức ăn nên dê chậm lớn, dễ bị bệnh, sau đó anh tìm hiểu và chuyển sang nuôi dê nhốt chuồng. Nhờ được chăm sóc tốt mà đàn dê của anh dần hồi phục và phát triển khá nhanh. Từ vài con, đến nay, Huế có đàn dê 30 con. Huế nuôi dê theo hình thức xoay vòng, bình quân mỗi năm xuất 13 đến 15 con. Bên cạnh đó, các mô hình trồng trọt cũng phát triển nhanh. Tuy nhiên, do rừng trồng và cao su là cây trồng lâu năm nên nguồn thu hiện nay của gia đình anh chủ yếu là từ sắn và dê, mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng.

Đánh giá về gương làm kinh tế của Huế, anh Hồ A Cửi, Bí thư Xã đoàn Xy cho hay: “Trong vùng đồng bào dân tộc ít người tại xã Xy, ít thanh niên siêng năng, chịu khó và mạnh dạn làm kinh tế như Huế. Chính vì vậy, mô hình kinh tế mà Huế đang gây dựng được Xã đoàn chọn làm mô hình điểm để nhân rộng. Không những làm kinh tế giỏi, anh Huế còn là một đoàn viên năng động, nhiệt huyết trong phong trào đoàn, gương mẫu trong thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ thanh niên tại địa phương trong phát triển kinh tế cũng như trong hoạt động phong trào, xứng đáng là tấm gương tiêu biểu trên lĩnh vực thanh niên phát triển kinh tế của địa phương”.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Nỗ lực vượt khó khăn, thử thách, quyết tâm trở thành tỉnh Quảng Trị có trình độ phát triển trung bình cao của cả nước

PV |

Quảng Trị là vùng đất giàu trầm tích văn hóa, truyền thống yêu nước và cách mạng, có vị trí chiến lược quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Vượt khó tìm nguồn viện trợ từ nước ngoài

Tây Long |

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do COVID-19 nhưng thời gian qua, các cấp, sở, ngành, đơn vị liên quan trong tỉnh, đặc biệt là Sở Ngoại vụ luôn nỗ lực vượt qua mọi rào cản để làm tốt công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Nỗ lực ấy đã mang về kết quả đáng ghi nhận.

Nỗ lực vượt khó để về đích nông thôn mới

Thanh Lê |

Toàn tỉnh Quảng Trị vừa có thêm 6 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) gồm Triệu Long, Triệu Độ (Triệu Phong), Trung Giang, Gio Việt (Gio Linh), Vĩnh Hà (Vĩnh Linh) và Hải Định (Hải Lăng), nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh lên 63/101 xã. Được biết, đa số các xã đạt chuẩn NTM lần này đều là các xã có xuất phát điểm thấp, khó khăn. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của địa phương cùng với sự hỗ trợ, tạo điều kiện của cấp trên, các xã đã vượt khó vươn lên, hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng NTM.

Nông nghiệp Hải Lăng vượt khó vươn lên

Hiếu Giang |

Năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn do chịu tác động của COVID-19 và hậu quả lũ lụt chưa thể khắc phục hoàn toàn, nhưng nhờ sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của trung ương, của tỉnh với nhiều chính sách kịp thời, hiệu quả, cùng sự nỗ lực của Nhân dân, ngành nông nghiệp huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã từng bước khôi phục, phát triển và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.