Thương binh Trần Hữu Thắng làm kinh tế giỏi

Tú Linh |

Ông Trần Hữu Thắng (63 tuổi), ở thôn Huỳnh Công Đông, xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) là thương binh hạng 3/4. Di chứng vết thương ở thân mình và xương hàm làm ông yếu hẳn đi, nói không được rõ tiếng, nhưng tinh thần “tàn mà không phế” mà ông đã thể hiện khiến ai cũng ngưỡng mộ.

Ông Thắng là con trai duy nhất trong gia đình. Năm 1977, ông cưới vợ xong thì vào bộ đội, biên chế thuộc Sư đoàn 304, Quân đoàn 2, làm nhiệm vụ quốc tế tại chiến trường Campuchia. Cuối năm 1979, khi tham gia chiến đấu, ông bị thương nặng. Ngoài hai vết thương ở tay và đùi, vết thương trên mặt đã làm mất một phần xương hàm bên phải và đứt gần hết lưỡi của ông. Đơn vị đưa ông về nước điều trị. Sau đó ông phải dưỡng thương suốt 15 tháng mới ổn định sức khỏe.

Ông Thắng chăm sóc vườn tiêu
Ông Thắng chăm sóc vườn tiêu

Rời quân ngũ trở về quê hương, sức khỏe giảm sút, hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn, bố mẹ già yếu, nhưng ông Thắng vẫn nỗ lực vượt qua, tích cực tham gia các hoạt động của địa phương, phát triển kinh tế hiệu quả. Ông Thắng được bầu làm Bí thư Đảng ủy bộ phận thôn Huỳnh Công Đông 3 nhiệm kỳ và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đến năm 2016 ông làm Chi hội trưởng Chi hội 9 Hội Cựu chiến binh (CCB) xã.

Ông Thắng chia sẻ, trong thời gian này ông cùng với các hội viên xây dựng chương trình, kế hoạch về xây dựng nông thôn mới ở cụm dân cư gắn với phong trào “CCB gương mẫu”, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ông Thắng đã nỗ lực xây dựng Chi hội 9 là điểm sáng về phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, các mô hình sản xuất hiệu quả, được cấp trên đánh giá cao. Trong đó có 7 mô hình gia trại tiêu biểu như chăn nuôi bò sinh sản, bò vỗ béo, trồng thanh long, tiêu, bưởi… Ông Thắng đã động viên các gia đình CCB trồng tiêu, môn, ném, bưởi thành vùng chuyên canh, tập trung, xây dựng thành gia trại. Nhờ đó nhiều mô hình phát triển hiệu quả đem lại thu nhập cao, trở thành điểm tham quan học tập cho các CCB trong vùng, hội viên của Chi hội 9 và gia đình CCB đều có cuộc sống khá giả. Bên cạnh cùng giúp nhau phát triển kinh tế, Chi hội 9 đã thành công trong việc phòng ngừa tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Chi hội đã cảm hóa, động viên và giáo dục giúp đỡ các cháu chậm tiến bộ tránh sa vào tệ nạn, 100% gia đình CCB đạt gia đình văn hóa.

Về phần mình, ông Thắng tổ chức quy hoạch lại đất của gia đình để phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cây tiêu, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vườn tiêu của ông hằng năm thu về gần 200 triệu đồng; ngoài ra 1,5 ha cao su đang cho khai thác mủ cũng đem lại nguồn thu 50- 60 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm thời vụ cho 5- 8 lao động địa phương với thu nhập từ 4- 5 triệu đồng/tháng/ người. Gia đình ông còn có mô hình nuôi bò sinh sản cho thu nhập cao. Năm 2018, ông Thắng trồng 1 ha bưởi diễn với 480 gốc, đang phát triển tốt, có cây đã cho quả bói…

Phát huy truyền thống gia đình và quê hương, ông Thắng luôn mẫu mực trong gia đình và xã hội. Ba người con của ông được ăn học đàng hoàng và đang công tác trong các ngành thuộc lực lượng vũ trang. Với nụ cười hiền hậu, ông Thắng vui mừng chia sẻ càng lao động thấy sức mình càng khỏe và dẻo dai hơn. Mang thương tật trong người nên mỗi khi trái gió trở trời, vết thương cũ tái phát, ông lại đau nhức nhối, nhưng điều đó không làm giảm được ý chí phấn đấu vươn lên làm giàu cho mình và cho quê hương của thương binh Trần Hữu Thắng.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Người thương binh lưu giữ hàng nghìn kỷ vật chiến tranh

PV |

Những năm qua, cựu chiến binh Bùi Văn Bình, thương binh hạng 4/4 ở Phú Thọ, đã đi khắp mọi miền đất nước để sưu tầm, lưu giữ và trưng bày hàng nghìn kỷ vật từ các cuộc kháng chiến tại nhà riêng.

"Ông tổ" nền nông nghiệp sạch nước nhà

Nguyễn Quang Lập |

Ngày nay nông dân ta đã quá quen với phân vi sinh, đã biết thế nào là nông nghiệp sạch và tác dụng to lớn của nó. Nhưng ít ai biết ông tổ phân vi sinh và nền nông nghiệp sạch nước nhà, ấy là giáo sư tiến sĩ Phạm Văn Hữu.  Nông dân không biết đã đành, các nhà quản lý cũng không biết. Tra google tiếng Việt cái tên Giáo sư Phạm Văn Hữu không xuất hiện một lần.  Thật đáng buồn.

Đường về của Nhung

Thanh Trúc |

35 tuổi, Nguyễn Thị Kim Nhung, ở đội 2, thôn Phú Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) hiện là chủ xưởng may nhỏ với 20 máy may, giải quyết công việc cho 20 lao động, trong đó có nhiều chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Với Nhung, ngày hôm nay giống như một giấc mơ có thật, bởi cho dù đã ở bên cạnh mẹ, được ôm ấp các con mình mỗi ngày nhưng nhớ lại những ngày tháng kinh hoàng khi còn là một lao động bất hợp pháp tại Nga, cô không nghĩ mình còn con đường sống để trở về.

Mang yêu thương đến với các em học sinh vùng khó

Minh Hiền |

Vượt qua hơn 200 km đường đồi núi quanh co dưới cái nắng 40 độ C, nhưng mỗi thành viên Outlander miền Trung Family, nhà phân phối Vạn Lợi, Đội CSGT tỉnh Quảng Trị và các cô giáo Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) không hề mệt mỏi trong suốt hành trình đến với các em nhỏ ở Trường mầm non Vĩnh Ô và Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Vĩnh Khê. Đây là hai trường thuộc vùng khó khăn nhất của huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị).