Ước mơ nhỏ của người mẹ khuyết tật

Tây Long |

Một chiếc xe lăn, một chiếc giường, một căn phòng nhỏ dành cho con trai..., những thứ tưởng chừng rất nhỏ bé, không cần phải mong đợi ấy lại là cả ước mơ của chị Hồ Thị Đinh, trú tại Khu phố 9, Phường 5, TP. Đông Hà. Không khỏe mạnh, lành lặn, nhiều năm nay, cuộc sống của chị quẩn quanh bên những giấc mơ khó thành hiện thực.

Theo chân bà Nguyễn Thị Nhung, Chi hội trưởng phụ nữ Khu phố 9, Phường 5, chúng tôi tìm đến nhà chị Đinh. Vừa đi, bà Nhung vừa chia sẻ về hoàn cảnh đáng thương của người phụ nữ khuyết tật. Nhiều năm nay, gia đình chị Đinh sống dựa vào cuốn sổ hộ nghèo và tình thương của mọi người. Những khó khăn không ngừng đeo bám gia đình chị.

Chị Hồ Thị Đinh không thể rời khỏi chiếc giường cũ kỹ nếu không có người trợ giúp - Ảnh: T.L
Chị Hồ Thị Đinh không thể rời khỏi chiếc giường cũ kỹ nếu không có người trợ giúp - Ảnh: T.L

Tiếp khách trong ngôi nhà nhỏ bé, chị Đinh rưng rưng nước mắt khi kể về sự thiếu may mắn của mình. Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con, chị là người thiệt thòi nhất. Từ khi chào đời, tay chân chị đã bị liệt. Theo ngày tháng, trong khi các bạn đồng trang lứa khôn lớn, trưởng thành, đi khắp muôn phương, chị vẫn bé nhỏ, đau ốm, chỉ có thể ngồi một chỗ. Mọi sinh hoạt của chị Đinh đều phải cậy nhờ vào ba mẹ, anh chị em trong nhà.

Trong tháng ngày buồn, sự xuất hiện của chàng trai hàng xóm Lê Nhật Trường như ánh sáng chiếu vào cuộc đời chị Đinh. Thương cảm cho hoàn cảnh của chị, anh Trường hết lòng quan tâm, giúp đỡ, rồi vượt qua mọi rào cản để có một đám cưới. Niềm hạnh phúc nhân lên khi chị Đinh sinh hạ một người con trai khỏe mạnh. Để lo liệu cho vợ con, hằng ngày, anh Trường phải đi làm thuê, làm mướn.

Thế nhưng, cuộc sống gia đình chị không yên lành được lâu. Những năm gần đây, chị Đinh thường xuyên đau ốm. Vì tim và phối đều yếu nên có những tháng, phần lớn thời gian của chị đều ở bệnh viện. Mỗi lần như thế, chồng chị Đinh phải bỏ việc làm thêm, gửi con cái, cửa nhà để vào chăm chị. Nguồn thu từ việc đi làm thuê của chồng không còn, cả gia đình bị đẩy vào thế khó. Lo lắng, nhiều lúc, chị Đinh phải giả vờ mình đã khỏe để xin về nhà. Hằng ngày, chị cầm cự bằng những viên thuốc giảm đau. Thế nhưng, tình trạng sức khỏe không thể cho chị gắng gượng mãi được.

Những khó khăn kéo dài dai dẳng khiến cuộc sống gia đình chị luôn chật vật. Nhiều năm nay, chị Đinh vẫn luôn mong được sở hữu một chiếc xe lăn. Ngay chiếc giường hằng ngày chị nằm cũng tận dụng lại đồ cũ, đã bị hư hỏng của người khác. Thấy con trai ngày một lớn nhưng chưa biết thế nào là sung sướng, ngày ngày phải nằm dưới sàn, chị thương đến đứt từng khúc ruột. Ý định sửa lại nhà, làm cho con một phòng ngủ riêng của hai vợ chồng mãi chưa thành hiện thực.

Chuyện trò với đôi mắt ngấn nước, chị Hồ Thị Đinh chia sẻ mong muốn cuộc sống gia đình sẽ vơi bớt phần nào vất vả. Đặc biệt, chị hy vọng con trai sẽ không phải chịu thiệt thòi như mình. Trong điều kiện của gia đình chị Đinh, ước mơ ấy có lẽ chỉ trở thành hiện thực khi nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của những tấm lòng nhân ái.

Mọi sự ủng hộ chị Hồ Thị Đinh xin gửi đến Báo Quảng Trị, 311 Hùng Vương - thành phố Đông Hà (ĐT: 0919001317) hoặc chuyển vào tài khoản: Báo Quảng Trị, số TK: 0771000000456 tại NHTMCP Ngoại thương Việt NamChi nhánh Quảng Trị hoặc gửi trực tiếp về các gia đình theo địa chỉ: Chị Hồ Thị Đinh, Khu phố 9, Phường 5, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Mẹ Vĩnh Linh trong hành trình xây “lũy thép"

Trần Thanh Hải |

Tôi luôn đau đáu với ý tưởng lớn lao, là làm sao để giải mã trọn vẹn, đầy đủ và thuyết phục nhất về thuật ngữ quen thuộc: Vĩnh Linh lũy thép. Ý niệm đó càng rộ lên, khi “mảnh đất huyền thoại của tâm hồn tôi” chuẩn bị bước vào ngày lễ trọng đại: Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống (25/8/1954 - 25/8/2024). Một đêm thao thức, trăn trở chuẩn bị cho bản tham luận hội thảo khoa học về hệ thống làng hầm địa đạo Vĩnh Linh, tôi chợt nhớ hình ảnh “người mẹ đào hầm” trong câu thơ Dương Hương Ly, về bài hát “Huyền thoại mẹ” của Trịnh Công Sơn, rồi lan đến áng văn mượt mà, xúc động của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viết về con đò tuyến le te của mẹ Duyến nơi thôn nghèo Huỳnh Hạ nửa thế kỷ trước. Trong ngút trời lửa đạn chia cắt đau thương, bà mẹ Duyến bình dị ấy coi đạn bom không ra gì, ngày ngày chèo con thuyền nan neo chính giữa dòng Bến Hải, quyết xóa đi ranh giới phân cách vô hình, bởi “dòng sông không thể có một bờ”… Những người Mẹ, ừ, phải chăng, với “chiến dịch giải mã” khó khăn này, tôi sẽ bắt đầu từ hình ảnh người Mẹ - những người .mẹ thân thương gần gũi, những người mẹ Vĩnh Linh bình dị, lặng lẽ mà vĩ đại…

Cô giáo như mẹ hiền

Tú Linh |

Hai mươi năm dạy học tại địa bàn miền núi từ huyện Hướng Hóa đến Gio Linh (Quảng Trị), cô giáo Hồ Thị Bình (sinh năm 1981), người dân tộc Vân Kiều, luôn được phụ huynh, học sinh xem như người mẹ hiền. “Gia tài” cô để lại là các thế hệ học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số biết đọc, biết chữ. Nhiều trong số họ khôn lớn, trưởng thành, trở về góp sức xây dựng quê hương.

Cơ sở y tế cấp huyện đầu tiên đạt danh hiệu Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc

Bội Nhiên |

Trong những năm qua, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Đakrông (Quảng Trị) rất nỗ lực để góp phần phòng chống suy dinh dưỡng trong cộng đồng các dân tộc ít người. Một trong những chương trình mang lại kết quả tích cực là xây dựng Bệnh viện thực hành nuôi con bằng sữa mẹ xuất sắc.

3 mẹ con ở Bản Chùa cùng hiến đất xây trường học

Anh Vũ |

Những năm qua, nhờ công tác tuyên truyền vận động của ủy ban MTTQ các cấp, phong trào hiến đất xây dựng các công trình phúc lợi được người dân huyện Cam Lộ (Quảng Trị) hưởng ứng tích cực. Việc Nhân dân tự nguyện hiến đất, hiến cây để mở đường, xây dựng công trình công cộng hầu như địa phương nào cũng có. Đặc biệt ở Bản Chùa, xã Cam Tuyền có gia đình bà Hồ Thị Lan, mặc dù hoàn cảnh khó khăn nhưng cả 3 mẹ con bà đều hiến đất để xây dựng trường học, phục vụ việc học tập của con em dân bản tốt hơn.