Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh và giấc mơ mòn mỏi

Nhị Hường |

Thảm cảnh về một trường bắn lạc hậu với hệ thống bia giấy không còn nước nào sử dụng tại Việt Nam được phơi bày khi xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đoạt tấm HCV Olympic 2016. Đến giờ, qua 4 năm, nó tiếp tục trở thành vấn đề bức bách vào thời điểm Việt Nam chuẩn bị đăng cai SEA Games 31.

Tập bia giấy, đấu bia điện tử

Phải đến lúc trở thành tuyển thủ trọng điểm, niềm hi vọng tranh huy chương Olympic vào 2012,  xạ thủ Xuân Vinh mới thoát khỏi nghịch cảnh khi được ưu tiên có 3 đợt xuất ngoại tập huấn tại các trường bắn hiện đại của Hàn Quốc, dự tranh 7-10 giải quốc tế. Trong suốt chục năm trước đó, anh đã quen với việc tập luyện bia giấy rồi đấu bia điện tử. Cho đến nay, cả làng bắn súng Việt, ngoại trừ Vinh và một vài xạ thủ hàng đầu khác, vẫn quanh năm suốt tháng chỉ tập luyện với bia giấy tại trường bắn Nhổn.

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh.
Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh.

Dù các xạ thủ đã nỗ lực thích nghi để vượt khó thì đặc thù bia giấy vẫn hoàn toàn khác với bia điện tử, dẫn đến cảm giác và phản xạ cũng lệch hẳn nhau. Điểm yếu tâm lý của Xuân Vinh từng gặp phải suốt một thời gian qua cũng phần nào xuất phát từ nguyên nhân của việc tập bia giấy, đấu bia điện tử ấy.

Mỗi năm, cả môn bắn súng chỉ được cấp khoảng trên dưới 4 tỷ đồng. So với mặt bằng chung thế giới, chứ chưa nói đến những nền bắn súng phát triển, ngay cả một trụ cột cỡ Xuân Vinh, mức đầu tư dù thuộc diện ưu tiên đặc biệt cũng chỉ bằng 1/3 - 1/4. Với những người khác, sự chênh lệch và khác biệt càng rõ.

Với xuất phát điểm đầy thua thiệt nên trước các giải quốc tế, nhất là các đấu trường khốc liệt như Olympic hay ASIAD, cơ hội bắn đúng và bắn hết khả năng của các xạ thủ thường không cao, thiếu hẳn sự ổn định về phong độ, tâm lý.

Nếu các xạ thủ của ta trưởng thành từ cả quá trình được tập bia điện tử, với cơ số đạn đảm bảo, số giải đấu, cuộc tập huấn tăng thêm vài lần, mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác. Và thành quả ngoạn mục của chính Xuân Vinh là một minh chứng sinh động.

Trường bắn lạc hậu với hệ thống bia giấy không còn nước nào sử dụng.
Trường bắn lạc hậu với hệ thống bia giấy không còn nước nào sử dụng.

Trường bắn lạc hậu thua cả… Lào

Năm 2003, nhờ đăng cai SEA Games 22, một trường bắn mới có quy mô hiện đại được xây dựng tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội. Chỉ có điều, không hiểu sao, bia bắn tại đây vẫn là... bia giấy. Tức là chuyện bia giấy - bia điện tử vẫn chưa được giải quyết. Các xạ thủ tiếp tục phải chấp nhận tập luyện thi đấu trong nghịch cảnh.

Hệ thống bia giấy tại trường bắn Nhổn sớm xuống cấp và ngày càng xuống cấp trầm trọng. Nó đã trở thành “của hiếm” ngay cả trong khu vực Đông Nam Á. Đơn cử, năm 2009, nước chủ nhà Lào xây dựng trường bắn để đăng cai SEA Games 25 cũng đã hiện đại và đồng bộ luôn bằng một  hệ thống bia điện tử “xịn”. Một trường bắn đạt tiêu chuẩn quốc tế vẫn là một giấc mơ của những người trong nghề mà chưa biết bao giờ mới có thể hiện thực hóa.

Giấc mơ ấy nằm ngoài tầm với của họ và thậm chí cả Tổng cục TDTT vì để thay đổi, cần phải có một dự án lên tới hàng trăm tỷ đồng. Khoản kinh phí ấy quá lớn nên cả lãnh đạo ngành thể thao cùng bộ môn bắn súng đều rất nhiều “vấn đề” song cũng vẫn đang phải “bó tay”.

Vì thế, những xạ thủ đủ sức tranh chấp huy chương của một môn đầy truyền thống này đã và đang phải đối mặt, nỗ lực vượt qua nghịch cảnh, được chừng nào hay chừng ấy.

 

Kết thúc Olympic đại thắng, điều mà những người làm bắn súng mong mỏi và chờ đợi vẫn là chuyện làm sao để các xạ thủ được tập luyện trong điều kiện tiếp cận với chuẩn quốc tế, chí ít cũng được tập luyện thường xuyên với bia điện tử.

HLV trưởng ĐTQG Nguyễn Thị Nhung, người hùng Xuân Vinh khi được hỏi đều bày tỏ giấc mơ bắn súng Việt Nam sẽ có một trường bắn hiện đại để không chỉ giải quyết được những khó khăn, thiếu thốn thường trực mà còn làm bệ phóng để môn truyền thống này tiếp tục cất cánh. Lãnh đạo ngành thể thao cũng hứa sẽ xem xét xây dựng một đề án để trình các cấp có thẩm quyền, để nếu không xây dựng được một trường bắn mới, chí ít cũng nâng cấp cơ bản hệ thống bia giấy thành bia điện tử cho đúng chuẩn quốc tế.

Thế nhưng mọi chuyện đâu lại vào đấy. Qua 4 năm kể từ kỳ tích của Xuân Vinh, trường bắn quốc gia tại Nhổn chưa hề được đầu tư nâng cấp, chứ chưa nói xây mới, với điều kiện ngày càng trở nên tồi tệ.

Giờ đây, câu chuyện về một trường bắn đạt tiêu chuẩn quốc tế lại được đặt ra khi Việt Nam chuẩn bị đăng cai SEA Games 31. Những người làm bắn súng lại chờ đợi vào một sự thay đổi, trường bắn chắc chắn không được xây mới song chí ít cũng được nâng cấp cơ bản cho... ngang chuẩn tối thiểu của quốc tế.

(Nguồn: Báo Ngày Nay)

TAGS

Ông Thái Văn Long và những chuyến xe miễn phí

Hiếu Giang |

Với tấm lòng thiện nguyện, từ hơn 15 năm nay ông Thái Văn Long ở thôn Quy Thiện, xã Hải Quy, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã có nhiều việc làm thiết thực, nhân ái để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Những việc làm thầm lặng, ý nghĩa mà ông tâm huyết thực hiện luôn được mọi người cảm kích và trân trọng.

Chị Hồ Thị Nuốt xin thoát khỏi hộ nghèo

Phương Thiện |

Chị Hồ Thị Nuốt, ở thôn A Xóc - Cha Lỳ, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được nhiều người biết đến từ hộ đói nghèo đã mạnh dạn vay vốn đầu tư chăn nuôi phát triển kinh tế và đã tự nguyện viết đơn xin thoát khỏi hộ nghèo.

Gia tài âm nhạc ghi dấu ấn của nhạc sĩ Phó Đức Phương

Thanh Mai |

Những ca khúc gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Phó Đức Phương như Những cô gái quan họ, Hồ trên núi, Một thoáng Tây Hồ...

Nữ huấn luyện viên tâm huyết với võ cổ truyền

Nguyễn Minh Đức |

Bằng tình yêu và niềm đam mê với võ cổ truyền, chị Nguyễn Thị Thủy Tiên (sinh năm 1995), ở Khu phố 8, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, đã nỗ lực hết mình để phát triển sự nghiệp võ thuật. Chị hiện là huấn luyện viên (HLV) trợ giáo cao cấp 4 đẳng cấp quốc gia (cấp 16/18) và cũng là nữ HLV duy nhất đang trực tiếp dạy võ cổ truyền Mai Hãn…