Bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch

Thu Thảo |

Hướng Hoá (Quảng Trin) là một huyện miền núi phía Tây, với hơn 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Lối sống và môi trường sống nơi đây của người dân đã dần hình thành nên những nét văn hóa, sinh hoạt hết sức độc đáo. Tuy nhiên, trải qua những biến thiên của lịch sử và ảnh hưởng của lối sống đô thị, nhiều phong tục, lễ hội đặc sắc đã dần bị mai một. Trước tình hình đó, thời gian qua, bằng nhiều giải pháp sát thực và hiệu quả, Hướng Hóa đã tích cực triển khai thực hiện bảo tồn các nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng DTTS.

Nỗ lực bảo tồn bản sắc văn hóa

Theo số liệu thống kê của ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh, toàn tỉnh hiện có 27 lễ hội, trong đó có 6 lễ hội của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô, gồm: lễ hội mừng lúa mới, lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, lễ hội Ariêuping, lễ hội AraPựt, lễ hội uống rượu thề.

Để bảo tồn văn hóa dân tộc, UBND huyện Hướng Hóa đã ban hành nghị quyết chuyên đề và các kế hoạch triển khai nhiệm vụ, đồng thời, chỉ đạo Phòng Văn hóa và thông tin (VH&TT) huyện triển khai nhiều giải pháp bảo tồn.

Huyện cũng đã tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động tái hiện, phục dựng lại nhiều lễ hội dân gian của đồng bào DTTS. Nhờ đó, nhiều lễ hội tiêu biểu có nguy cơ mai một đã được bảo tồn, được tiến hành một cách nghiêm túc, đảm bảo tính nguyên bản, đồng thời loại bỏ một số hủ tục lạc hậu.

CLB Dân ca Vân Kiều - Pa Kô thu hút nhiều học sinh tham gia - Ảnh: T.T
CLB Dân ca Vân Kiều - Pa Kô thu hút nhiều học sinh tham gia - Ảnh: T.T

Ngoài ra, huyện cũng đã kết hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh thường xuyên tổ chức cho các công ty lữ hành, các đơn vị làm du lịch đi khảo sát thực tế. Lãnh đạo các cấp tham dự một số lễ hội truyền thống của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô để có cách nhìn nhận, định hướng phương án phù hợp bảo tồn bản sắc và phát triển du lịch địa phương.

Đồng thời, tích cực thực hiện các phóng sự ngắn, bộ ảnh tư liệu về bản sắc văn hóa của cộng đồng để giới thiệu trên các nền tảng số. Đồng hành cùng các doanh nghiệp, đơn vị làm du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện, quảng bá các địa điểm du lịch, nét đặc sắc của miền sơn cước thông qua các trang mạng xã hội.

Dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, công tác phục dựng các lễ hội diễn ra công phu, bài bản. Phòng VH&TT huyện đã tiến hành khảo sát, điều tra thực tế, nghiên cứu, sưu tầm, thu thập thông tin, tư liệu về các lễ hội trên địa bàn.

Từ đó tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình thực hành các nghi lễ, nghi thức, trò chơi trong lễ hội. Hỗ trợ nguyên liệu, vật tư, trang thiết bị, nhạc cụ, đạo cụ phục vụ hoạt động tập huấn, bảo tồn. Tổ chức thực hành, tái hiện lễ hội để sản xuất phim, ảnh tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, giới thiệu lễ hội của các dân tộc ít người.

Vài năm trở lại đây, việc tổ chức sinh hoạt văn hóa dân tộc trong cộng đồng người Vân Kiều, Pa Kô ít nhiều cũng bị mai một, thiếu sự kế thừa của thế hệ trẻ, do đó việc thành lập các câu lạc bộ (CLB) để phát triển các phong tục, tập quán, kỹ năng nghề truyền thống là thực sự cần thiết.

Huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các xã, thị trấn rà soát, thành lập các CLB di sản như: CLB cồng chiêng và đan lát xã Lìa; CLB cồng chiêng tại Lao Bảo, Khe Sanh, xã Xy; CLB văn nghệ truyền thống Hướng Phùng.

Về giáo dục bản sắc trong trường học, CLB dân ca Vân Kiều - Pa Kô ra đời với 60 học sinh của Trường TH&THCS A Xing, giúp các em hiểu và yêu quý hơn tiếng hát của đồng bào mình. Trong thời gian tới, Phòng VH&TT huyện tổ chức lớp truyền dạy cồng chiêng trong cộng đồng dân tộc Vân Kiều, Pa Kô.

Gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Sự hấp dẫn của du lịch Hướng Hóa ít nhiều được hình thành bởi các giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa đặc sắc, ẩm thực đặc trưng của người đồng bào. Đây là thế mạnh rất lớn để đẩy mạnh du lịch cộng đồng, phát triển ngành du lịch của huyện Hướng Hóa.

Để thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, huyện Hướng Hóa đã tiến hành khảo sát, lập hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoa học đối với di tích lịch sử tại các vùng DTTS; phối hợp với các chương trình, dự án phi chính phủ khai thác mọi nguồn lực về tự nhiên, mời gọi du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Bước đầu, du lịch Hướng Hóa đã thu hút khá đông du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Số lượng khách du lịch hằng năm ổn định, riêng 9 tháng đầu năm 2022, Hướng Hóa đã đón trên 120.000 lượt khách, tăng gấp 6 lần so với năm 2019.

Tháng 4/2022, tour du lịch sinh thái khám phá rừng cộng đồng thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng đã được khai thác. Tour du lịch này kết hợp tìm hiểu đời sống đồng bào DTTS Vân Kiều bản địa với khám phá thắng cảnh thiên nhiên trên cung đường phượt tuyệt đẹp từ phố núi Khe Sanh đến đồi Sa Mươi giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vỹ.

Du khách được xem trình diễn nhạc cụ cồng chiêng, các làn điệu dân ca của người Vân Kiều, được thưởng thức sản vật địa phương như: gà nướng, heo nướng, xôi bản, măng rừng,… Các phiên chợ cuối tuần trưng bày sản phẩm nông sản, đan lát, thổ cẩm của người dân làm ra tạo sự thích thú cho nhiều du khách.

Tuy nhiên, có thể nhận thấy, việc làm du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính đồng bộ, hệ thống và phát triển chưa thực sự bền vững. Để tiếp tục phát triển ngành du lịch của địa phương, UBND huyện Hướng Hóa đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan, tổ chức các hội thảo nhằm đánh giá thực trạng, tiềm năng lợi thế và tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy du lịch địa phương phát triển; tổ chức khóa tập huấn nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, khai thác dịch vụ du lịch cộng đồng, điểm tham quan tại Hướng Hóa.

Trưởng Phòng VH&TT huyện Hướng Hóa Nguyễn Thị Huyền cho biết: “Thời gian tới, Phòng VH&TT sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất với UBND huyện triển khai các kế hoạch giữ gìn và khôi phục các bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS, giúp phát triển du lịch cộng đồng huyện Hướng Hóa.

Khuyến khích người dân cùng tham gia mô hình, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ các giá trị văn hóa của đồng bào địa phương trong quá trình phát triển du lịch.

Xây dựng cơ sở hạ tầng, tập huấn cho người dân cách làm du lịch cộng đồng nhằm thu hút khách du lịch cũng như chào đón các nhà đầu tư. Quyết tâm đưa Hướng Hóa trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của tỉnh đến năm 2025; đến năm 2030, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện”.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Trồng phục hồi 120 ha cây bản địa ở đầu nguồn sông Thạch Hãn

Hoàng Táo |

Tại xã Tà Rụt, huyện Đakrông (Quảng Trị), Công ty TNHH Xã hội Trồng và Phục hồi rừng Việt Nam (VARS) phối hợp với Ban Quản lý dự án Đầu tư bảo vệ và phát triển rừng huyện Đakrông vừa khởi động dự án trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Thạch Hãn.

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Minh Long |

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, tình hình KT-XH ở huyện Đakrông (Quảng Trị) có bước phát triển rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng cải thiện.

Số hóa ngôn ngữ dân tộc thiểu số góp phần bảo tồn bản sắc dân tộc

Như Quỳnh |

Tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Việt Nam vừa là vốn quý của dân tộc đó, vừa là tài sản văn hóa chung của đất nước.

Du lịch Tây Nguyên có thế mạnh sinh thái, văn hóa bản địa

Minh Ngọc |

Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt tại Hội nghị Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị, tổ chức ngày 20/11.