Trồng phục hồi 120 ha cây bản địa ở đầu nguồn sông Thạch Hãn

Hoàng Táo |

Tại xã Tà Rụt, huyện Đakrông (Quảng Trị), Công ty TNHH Xã hội Trồng và Phục hồi rừng Việt Nam (VARS) phối hợp với Ban Quản lý dự án Đầu tư bảo vệ và phát triển rừng huyện Đakrông vừa khởi động dự án trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Thạch Hãn.

Tại lễ khởi động, người dân thôn A Đăng (xã Tà Rụt) đã cuốc những hố đất đầu tiên, xuống giống các cây bản địa như giổi, lát hóa, gáo vàng, ươi trên vùng đất trống đồi trọc đầu nguồn sông Thạch Hãn. Tham gia dự án này, người dân được hỗ trợ cây giống, phân bón, kỹ thuật và chi phí gồm 6 triệu đồng/ha cho năm đầu tiên, và 3 triệu đồng/ha cho 2 năm tiếp theo để trồng phục hồi rừng. Ngược lại, người dân cam kết trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trong 10 năm.

Người dân Tà Rụt trồng cây rừng trong lễ khởi động -Ảnh: H.T​
Người dân Tà Rụt trồng cây rừng trong lễ khởi động -Ảnh: H.T​

Trước đó, VARS khảo sát và nhận thấy trồng và khôi phục lại rừng bản địa đầu nguồn là mong muốn của nhiều người dân địa phương. Tuy nhiên, nguồn lực của người dân còn hạn chế. Trong 2 năm 2022 - 2023, dự án sẽ trồng phục hồi gần 120 ha tại xã Tà Rụt (huyện Đakrông) và xã Hướng Việt (huyện Hướng Hóa).

“Các loại cây có nhiều mục đích, vừa phòng hộ, bảo vệ không gian sinh tồn của cộng đồng vừa tạo sinh kế, cho phép người dân khai thác lâm sản ngoài gỗ, nuôi ong, lấy mật ong rừng, cải tạo sinh kế”, ông Ngô Văn Hồng, Phó Giám đốc VARS, cho hay.

Đến nay, tổ chức xã hội này đã trồng được 184 nghìn cây (tương đương 165 ha rừng tại tỉnh Quảng Bình trong các năm 2021-2022. Tổ chức này phấn đấu trồng thêm 200 ha rừng tại Quảng Bình và Quảng Trị trước 3/2023.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Triển vọng từ mô hình trồng cây cam Vinh tại Cam Lộ

Lê An |

Năng suất thu hoạch từ 4,5 - 5 tấn/ha, giá bán từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, mang lại thu nhập trên 100 triệu đồng/ha, đó là những kết quả bước đầu từ mô hình trồng thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do Trạm Khuyến nông huyện Cam Lộ triển khai tại xã Cam Thành, huyện Cam Lộ (Quảng Trị).

Thu nhập khá từ trồng cây cảnh

Lê An |

Có niềm đam mê đặc biệt với cây cảnh, sau nhiều năm sưu tầm, tạo tác, anh Lê Thanh Thiểu, thôn Nại Hiệp, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) xây dựng được vườn cây cảnh với nhiều kiểu dáng độc đáo, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Hiệu quả từ mô hình trồng cây cam Vinh trên đất Cam Lộ

Anh Vũ |

Những năm trở lại đây, phong trào cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu gắn với xây dựng nông thôn mới được huyện Cam Lộ (Quảng Trị) quan tâm với nhiều chính sách hỗ trợ cho nông dân thực hiện các mô hình trồng cây ăn quả.

Triển vọng từ mô hình trồng cây mãng cầu dai ở Gio An

Tú Linh |

Anh Nguyễn Tiến Dũng, 35 tuổi, ở thôn An Nha, xã Gio An, huyện Gio Linh (Quảng Trị) hiện đang là chủ trang trại cây ăn quả, trong đó nhiều nhất là cây mãng cầu dai giống Thái Lan. Dù vườn cây mới cho vụ thu hoạch đầu tiên nhưng bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các loại cây trồng truyền thống ở địa phương.