"Đất vàng" xứ Huế về tay cựu Bí thư Thành ủy như thế nào?

Phúc Đạt |

Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm đất đai tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngày 16.4, ông Lương Bảo Toàn - Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, sau khi nhận Kết luận số 355 KL-TTCP về thực hiện quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh này đã triệu tập cuộc họp giao cho sở, ban ngành lập các tổ công tác tiến hành ra soát lại để tiến hành khắc phục.

Theo Kết luận 335, từ ngày 1.1.2014 đến 31.8.2018, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện giao đất cho thuê đất 227 dự án, trong đó có 3 dự án giao đất có thu tiền sử dụng đất, 224 dự án được thuê đất.

Việc UBND TP. Huế bán chỉ định không qua đấu giá với lô đất ký hiệu số A7 (phường An Đông, TP. Huế) cho ông Huỳnh Cư (cựu bí thư Thành ủy TP. Huế) là sai phạm, thể hiện sự tùy tiện, gây thất thu ngân sách. Ảnh: PĐ.
Việc UBND TP. Huế bán chỉ định không qua đấu giá với lô đất ký hiệu số A7 (phường An Đông, TP. Huế) cho ông Huỳnh Cư (cựu bí thư Thành ủy TP. Huế) là sai phạm, thể hiện sự tùy tiện, gây thất thu ngân sách. Ảnh: PĐ.


Bán đất không qua đấu giá, có dấu hiệu cố ý dàn xếp cho người trúng thầu

Theo kết luận của Thanh tra Chính Phủ, việc tổ chức đấu giá tại 8 lô đất tại xã Thủy Bằng (thị xã Hương Thủy) nay được xây dựng resort Hoàng Mai có dấu hiệu dàn xếp cho ông Lê Ngọc Thiện có hộ khẩu thường trú tại 23 Hai Bà Trưng (TP. Huế) trúng đấu giá.

Cụ thể, 8 lô đất trên được tổ chức bán đấu giá vào năm 2010 được thể hiện bằng 1 biên bản đấu giá cho cả 8 lô đất là không đúng quy định, có dấu hiệu cố ý dàn xếp cho người trúng đấu giá là ông Lê Ngọc Thiện.

Qua kiểm tra tại hiện trường, phát hiện ông Lê Ngọc Thiện có các vi phạm như: Sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất, xây dựng trái phép… nhưng chưa được xử lý kiên quyết; thể hiện sự buông lỏng trong quản lý trật tự xây dựng thiếu kiểm tra, giám sát của UBND thị xã Hương Thủy.

Trách nhiệm thuộc về Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy, nguyên Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch Nguyễn Đắc Tập (nay là Phó Chủ tịch UBND thị xã), Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường, Trưởng phòng Quản lý đô thị và các tổ chức, cá nhân có liên quan; đồng thời, có phần trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh qua các thời kỳ trong việc chỉ đạo xử lý việc không dứt điểm.

Đặc biệt là trường hợp UBND TP. Huế bán chỉ định không qua đấu giá lô đất A7 rộng 195,2m2 thuộc tổ 13, khu vực 5 phường An Đông cho ông Huỳnh Cư (cựu bí thư Thành ủy TP. Huế) là vi phạm Luật đất đai 2013.

Theo kết luận thanh tra, lô đất A7 nằm trong danh sách để đưa ra đấu giá theo các Quyết định của Chủ tịch UBND TP. Huế. Nhưng Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế có văn bản tạm dừng đấu giá và tự ý điều chỉnh diện tích lô đất này từ 193,2m2 lên 195,2m2. Sau đó trình Chủ tịch UBND TP. Huế ban hành quyết định giao đất cho ông Huỳnh Cư (lúc này là Bí thư Thành ủy TP. Huế) mà không thông qua đấu giá.

Việc giao đất cho ông Huỳnh Cư diễn ra vào năm 2017 nhưng lại lấy giá xác định khởi điểm đấu giá năm 2016 để tính giá đất phải nộp thuế là sai quy định. Theo kết luận thì điều này thể hiện sự tùy tiện, có dấu hiệu làm lợi cá nhân, làm thất thu ngân sách nhà nước.

Cho tách thửa khi chưa nộp tiền đấu giá

Về khu đất ở 73 Nguyễn Huệ (phường Vĩnh Ninh) rộng 1.543,2m2 có vị trí trung tâm TP. Huế, dù chưa được Công ty CP thiết kế XD và TM Việt Thành (Công ty Việt Thành) nộp đủ tiền trúng đấu giá và tiền bảo lãnh thực hiện dự án, chưa triển khai thực hiện dự án đầu tư theo phê duyệt nhưng vẫn được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho tách thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một phần của khu đất.

Cụ thể, theo phương án bán đấu giá thì việc giao đất trên hiện trường và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện khi Công ty Việt Thành nộp đủ tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước ngày 30.7.2010, quá thời gian nêu trên thì sẽ bị hủy kết quả đấu giá và tiền cọc sẽ sung quỹ nhà nước.

Khu “đất vàng'“ở số 73 Nguyễn Huệ (TP. Huế), dù Công ty Việt Thành (chủ đầu tư) chưa nộp đủ tiền đấu giá đất nhưng tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn cho làm thủ tục tách thửa đất cho công ty này sai quy định. Ảnh: PĐ.
Khu “đất vàng'“ở số 73 Nguyễn Huệ (TP. Huế), dù Công ty Việt Thành (chủ đầu tư) chưa nộp đủ tiền đấu giá đất nhưng tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn cho làm thủ tục tách thửa đất cho công ty này sai quy định. Ảnh: PĐ.

Tuy nhiên, Công ty Việt Thành chưa nộp đủ tiền sử dụng đất, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một phần của khu đất là chưa đúng quy định tại Điều 13 Quyết định số 216/2005/QĐ-TTG ngày 31.8.2005 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế bán đấu giá quyền sử dụng đất.

Công ty này đầu tư xây dựng dự án trên khu đất 73 Nguyễn Huệ khi chưa được cấp phép xây dựng, chưa được cấp có thẩm quyền bàn giao đất tại thực địa. Tuy nhiên Sở Tài Chính, Hội đồng định giá vẫn tham mưu cho UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quyết định hoàn trả số tiền Công ty Việt Thành đã đầu tư vào đất 969,243 triệu đồng là không đúng chỉ đạo của UBND tỉnh.

Để xảy ra những lỗi trên trách nhiệm thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc sở Tài chính, Tài nguyên Môi trường, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Cục trưởng cục thuế và Công ty Việt Thành.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Phát hiện bất ngờ "viết lại" lịch sử trái đất

Ngọc Vân |

Các nhà khoa học tuyên bố phát hiện ra một lớp khác trong lõi trái đất, điều chưa từng biết đến trước đây.

Cán bộ, công chức không được mua đất trồng lúa

Kim Nhung |

Theo quy định của pháp luật, cán bộ, công chức không được mua đất trồng lúa; nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.

Chỉ có cò mồi, cò đất là "kẻ thắng" trong các cơn sốt đất

Cao Nguyên |

Các chuyên gia nhận định, sau những cơn sốt đất, đông đảo người thu nhập trung bình và thấp bị mất cơ hội an cư lạc nghiệp vì mặt bằng giá đẩy lên quá cao. Cứ 10 người tay ngang nhảy vào cơn sốt đất, có 8 người chạy theo đám đông bị chôn vốn, thất thoát tiền bạc, thiệt hại lớn.

Ai được đứng tên sổ đỏ đất nhà thờ họ?

Đức Mạnh |

Như đã đề cập trong bài trước, đất nhà thờ họ có thể được làm sổ đỏ. Vậy ai là người được đứng tên sổ đỏ, hãy tham khảo trong bài viết sau đây.