Cán bộ, công chức không được mua đất trồng lúa

Kim Nhung |

Theo quy định của pháp luật, cán bộ, công chức không được mua đất trồng lúa; nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.

Cán bộ, công chức không được mua đất trồng lúa

Theo Khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013: "Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa."

Đồng thời, căn cứ vào Điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, cá nhân không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội được coi là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Khi cán bộ, công chức nộp hồ sơ đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa từ hộ gia đình, cá nhân khác thì cơ quan đăng ký đất đai sẽ từ chối thực hiện đăng ký sang tên.

Cán bộ, công chức không được mua đất trồng lúa. Ảnh minh hoạ: Trần Lưu
Cán bộ, công chức không được mua đất trồng lúa. Ảnh minh hoạ: Trần Lưu

Như vậy, theo các quy định nêu trên, cán bộ, công chức là những người được hưởng lương thường xuyên nên không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa. Tuy nhiên lại được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho các loại đất nông nghiệp khác như: đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối…

Mức xử phạt nếu cán bộ, công chức tự ý mua đất trồng lúa

Trong trường hợp cán bộ, công chức tự ý mua đất trồng lúa là sai quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể, mức phạt được quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

Ngoài việc bị phạt tiền thì cán bộ, công chức vi phạm sẽ buộc phải trả lại diện tích đất trồng lúa đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Giá lúa gạo bật tăng trở lại, xuất khẩu gạo lạc quan

Vũ Long |

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuy giảm nhưng vẫn ổn định ở mức cao; giá lúa gạo trong nước bật tăng trở lại.

Hải Lăng chú trọng sản xuất lúa hữu cơ

Võ Văn Hạ |

Là vùng trọng điểm lúa của tỉnh, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) xác định việc mở rộng diện tích, đầu tư, thâm canh tăng năng suất cây trồng, nhất là đối với cây lúa là nhiệm vụ quan trọng đối với địa phương. Đặc biệt, huyện luôn chú trọng tiếp tục xây dựng cánh đồng lớn, vùng sản xuất tập trung theo đồ án quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới; gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; quản lý sử dụng nhãn hiệu gạo Hải Lăng để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm. Tiếp tục tìm kiếm, đưa vào thử nghiệm một số giống lúa mới có triển vọng; tổ chức sản xuất giống lúa, lúa đặc sản, lúa hữu cơ tập trung theo hướng liên kết với các công ty để tiêu thụ, tạo sản phẩm hàng hóa…

Hướng mở để phát triển lúa theo canh tác tự nhiên ở Triệu Phong

Xuân Vinh |

Triệu Phong (Quảng Trị) là huyện thuần nông có diện tích trồng lúa hằng năm trên 11.000 ha. Tuy nhiên, với phương pháp canh tác thông thường (CTTT) nhiều nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón hóa học nên có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của con người. Năm 2015, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sống cho khu vực nông thôn bằng cách hạn chế lạm dụng thuốc BVTV và sử dụng phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới và Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình sản xuất lúa canh tác tự nhiên (CTTN).

Hướng Hóa: Khôi phục hơn 245 ha ruộng lúa bị vùi lấp

Quang Hiệp |

Theo thông tin từ UBND huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), sau nhiều nỗ lực, đến nay, người dân trên địa bàn huyện đã hoàn thành việc cải tạo, khôi phục hơn 245 ha ruộng lúa bị vùi lấp do thiên tai.