Độc đáo văn hóa ẩm thực dân dã ở xứ Mường Hòa Bình

Mai Mai |

Lên xứ Mường (Hòa Bình) từ tháng 4-8 dương lịch, vào mùa mưa, chớ quên thưởng thức đặc sản ốc núi đá vùi mình trong các khe đá hoặc các lớp lá dày, ven suối. Người Mường ví loài ốc này như 1 vị thuốc.

Lên xứ Mường Hòa Bình mùa này có nhiều đặc sản ẩm thực độc đáo. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Lên xứ Mường Hòa Bình mùa này có nhiều đặc sản ẩm thực độc đáo. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Mâm cơm của người Mường mùa này không thể thiếu cá suối hấp lá, nộm măng rừng, gà đồi già, xôi tím... và đặc biệt nhất phải kể đến món ốc núi đá. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Mâm cơm của người Mường mùa này không thể thiếu cá suối hấp lá, nộm măng rừng, gà đồi già, xôi tím... và đặc biệt nhất phải kể đến món ốc núi đá. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Thức ăn chính của loại ốc đặc sản này là những cây cỏ mọc hoang trên núi, trong đó có cả những cây thuốc quý. Đồng bào dân tộc Mường, hay bà con người Thái ở Hòa Bình thường lên rừng săn ốc núi đá về chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: luộc, xào lá lốt, hấp gừng, hấp xả, xào sả ớt, trộn gỏi... Nhưng món ăn được ưa thích và chế biến nhiều nhất vẫn là món ốc hấp xả. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Thức ăn chính của loại ốc đặc sản này là những cây cỏ mọc hoang trên núi, trong đó có cả những cây thuốc quý. Đồng bào dân tộc Mường, hay bà con người Thái ở Hòa Bình thường lên rừng săn ốc núi đá về chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: luộc, xào lá lốt, hấp gừng, hấp xả, xào sả ớt, trộn gỏi... Nhưng món ăn được ưa thích và chế biến nhiều nhất vẫn là món ốc hấp xả. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Người dân địa phương cho biết loài ốc này rất hiếm vì chúng chỉ sống trong các hang đá, và phải đến mùa mưa, ốc mới bò ra ngoài tìm kiếm thức ăn và sinh sản. Ốc núi đá thường tập trung nhiều nhất ở các cánh rừng rậm, nhiều cây cối, ẩm thấp. Ốc giòn, ngọt và có vị bùi bùi của thảo mộc. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Người dân địa phương cho biết loài ốc này rất hiếm vì chúng chỉ sống trong các hang đá, và phải đến mùa mưa, ốc mới bò ra ngoài tìm kiếm thức ăn và sinh sản. Ốc núi đá thường tập trung nhiều nhất ở các cánh rừng rậm, nhiều cây cối, ẩm thấp. Ốc giòn, ngọt và có vị bùi bùi của thảo mộc. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Không chỉ ốc núi đá, xôi nếp đồ có màu tím của lá cây đậm hương vị Tây Bắc cũng là món ăn không thể bỏ lỡ khi đến với vùng đất Tây tiến. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Không chỉ ốc núi đá, xôi nếp đồ có màu tím của lá cây đậm hương vị Tây Bắc cũng là món ăn không thể bỏ lỡ khi đến với vùng đất Tây tiến. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Ông Thuấn (huyện Tân Lạc, Hòa Bình) chia sẻ: 'Xôi tím là món ăn nổi tiếng trên cung đường Tây Bắc. Gạo nếp đồ xôi là loại gạo nếp trồng trên nương. Loại gạo nếp hạt to, mẩy đều vừa gặt. Để làm món xôi tím người ta đồ xôi với lá cây khảu cẳm, hay còn gọi là lá nếp cẩm chỉ có ở vùng cao mới cho ra thứ xôi có màu tím ngắt như này.' (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Ông Thuấn (huyện Tân Lạc, Hòa Bình) chia sẻ: 'Xôi tím là món ăn nổi tiếng trên cung đường Tây Bắc. Gạo nếp đồ xôi là loại gạo nếp trồng trên nương. Loại gạo nếp hạt to, mẩy đều vừa gặt. Để làm món xôi tím người ta đồ xôi với lá cây khảu cẳm, hay còn gọi là lá nếp cẩm chỉ có ở vùng cao mới cho ra thứ xôi có màu tím ngắt như này.' (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Cá suối đồ cũng là món ăn độc đáo của người Mường Hòa Bình. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Cá suối đồ cũng là món ăn độc đáo của người Mường Hòa Bình. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Là vùng đất trung du đất đai trù phú nên người Mường ở Hòa Bình còn trồng cây chè và tự sản xuất trà theo phương pháp thủ công. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Là vùng đất trung du đất đai trù phú nên người Mường ở Hòa Bình còn trồng cây chè và tự sản xuất trà theo phương pháp thủ công. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Trang phục truyền thống hàng ngày của các cô gái Mường là áo pắn (áo ngắn) - loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, ống tay dài, áo màu nâu hoặc trắng, bên trong mặc áo yếm; đầu thường đội khăn trắng, xanh với phong cách không cầu kỳ như một số tộc người khác. Váy là loại váy kín màu đen. Nét đặc sắc trên trang phục của người Mường chính là những mảng hoa văn nổi lên giữa trang phục và cạp váy, thắt lưng. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Trang phục truyền thống hàng ngày của các cô gái Mường là áo pắn (áo ngắn) - loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, ống tay dài, áo màu nâu hoặc trắng, bên trong mặc áo yếm; đầu thường đội khăn trắng, xanh với phong cách không cầu kỳ như một số tộc người khác. Váy là loại váy kín màu đen. Nét đặc sắc trên trang phục của người Mường chính là những mảng hoa văn nổi lên giữa trang phục và cạp váy, thắt lưng. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Đồng bào Mường có một kho tàng văn nghệ dân gian phong phú với nhiều thể loại như: thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Người Mường còn có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi... Đặc sắc nhất trong các loại hình này chính là những làn điệu của những bài dân ca Mường. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Đồng bào Mường có một kho tàng văn nghệ dân gian phong phú với nhiều thể loại như: thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Người Mường còn có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi... Đặc sắc nhất trong các loại hình này chính là những làn điệu của những bài dân ca Mường. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường hy vọng sẽ được thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường hy vọng sẽ được thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

(Nguồn: Vietnam+)

TAGS

Một nền ẩm thực khác ở Huế

Quỳnh Nguyễn |

Lựa chọn ăn chay, như là lựa chọn cách sống, lối suy nghĩ, như cách để người Huế nuôi dưỡng tâm hồn và thể hiện lòng tôn quý sự sống.

Lễ hội ẩm thực Việt Nam tại Pháp

PV |

Ngày 19/6, tại quảng trường La Place Monge ở thủ đô của Pháp, Hội người Việt Nam tại Pháp phối hợp cùng với Foyer Việt Nam đã tổ chức Lễ hội ẩm thực 2021.

Phát huy giá trị ẩm thực để thu hút du khách

Thu Hạ |

Được thưởng thức, khám phá những món ăn ngon, nhất là đặc sản địa phương, là điều mà đa số du khách đều mong muốn trong chuyến hành trình du lịch của mình. Tuy nhiên, dù xác định được vai trò của ẩm thực trong các hoạt động du lịch nhưng văn hóa ẩm thực Quảng Trị vẫn chưa vươn lên thành sản phẩm du lịch đặc trưng để thu hút du khách trong và ngoài nước.

Phát triển du lịch cần gắn kết với ẩm thực

Lâm Thanh |

Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), ẩm thực thường chiếm khoảng 1/3 tổng chi phí một chuyến du lịch của du khách. Điều này cho thấy, ẩm thực là yếu tố quan trọng trong du lịch, nếu khai thác tốt yếu tố này sẽ góp phần xây dựng thương hiệu, tăng tính cạnh tranh cho các địa chỉ du lịch. Tuy vậy, thực tế việc phát triển du lịch ở Quảng Trị vẫn chưa có sự gắn kết, song hành với các hoạt động liên quan đến ẩm thực.