Hoàn thiện kết cấu hạ tầng,thích ứng linh hoạt để phát triển du lịch

Hải Ngọc |

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII xác định mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn bằng việc hoạch định và triển khai các giải pháp đồng bộ để ngành “công nghiệp không khói” trở thành ngành kinh tế quan trọng, nâng cao đời sống Nhân dân. Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có, tỉnh đang từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, thích ứng linh hoạt để tiếp tục đẩy mạnh ngành du lịch, dịch vụ phát triển. 


Quảng Trị là địa phương có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đặc biệt là hệ thống các di tích lịch sử gắn với những địa danh đã đi vào lịch sử như Khe Sanh, Đường 9, Lao Bảo, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, Thành Cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, đảo Cồn Cỏ, Cửa Tùng, Cửa Việt...Với vị trí địa lý và tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc đó đã tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển du lịch Quảng Trị trong thế kết nối cùng du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ, cả nước và các nước trên Hành lang kinh tế Đông-Tây.

Bảo tàng chiến thắng Đường 9 - Khe Sanh -Ảnh: NGUYỄN VĂN DŨNG
Bảo tàng chiến thắng Đường 9 - Khe Sanh -Ảnh: NGUYỄN VĂN DŨNG 

Thời gian qua, tỉnh đã sớm xác định tiềm năng, lợi thế phát triển, vai trò, vị trí của ngành du lịch và tạo điều kiện để du lịch dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành những định hướng quan trọng để phát triển, đặc biệt ưu tiên công tác quy hoạch tổng thể, quy hoạch phát triển các khu, điểm du lịch có tiềm năng. Hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó quan trọng nhất là hạ tầng giao thông đã có những sự đầu tư lớn, đặc biệt là tuyến đường bộ được khai thác hiệu quả đã có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch trên địa bàn. Hệ thống di tích lịch sử văn hóa được đầu tư, bảo tồn tôn tạo và hệ thống cơ sở vật chất ngành du lịch cũng đã có nhiều nỗ lực đầu tư, tôn tạo phát triển. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như các khu du lịch, các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí đang từng bước được xây dựng đồng bộ hơn, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng du lịch, góp phần tạo nên diện mạo mới.

Du lịch cộng đồng đang được tỉnh quan tâm đầu tư khai thác. Tỉnh đã chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển các khu du lịch và lập các dự án đầu tư vào Khu du lịch cộng đồng Klu (Đakrông); Khu du lịch, dịch vụ Cửa Việt; Khu dịch vụ, du lịch dọc tuyến biển Cửa ViệtCửa Tùng; Khu dịch vụ, du lịch Cửa Tùng, Khu dịch vụ du lịch Vĩnh Thái, Khu du lịch biển Hải Khê, trằm Trà Lộc, đảo Cồn Cỏ....Theo đó kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển KT-XH và du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư, nâng cấp, nhiều dự án hạ tầng được hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Tuyến đường ven biển nối các bãi tắm cộng đồng Cửa Việt, Gio Hải, Trung Giang, Cửa Tùng, Vĩnh Thái (thuộc các huyện Gio Linh, Vĩnh Linh); đường nội bộ đến bãi tắm Nhật Tân (huyện Triệu Phong), Hải Khê, Mỹ Thủy (huyện Hải Lăng); tuyến đường vào khu du lịch Thác Tà Puồng, Thác Ba Vòi… Tại điểm du lịch cộng đồng Gio An hiện nay đang tiến hành quy hoạch (khoanh vùng) bảo tồn, tôn tạo di tích hệ thống công trình khai thác giếng nước cổ gắn với phát triển du lịch; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường bê tông kết nối giữa các giếng cổ, bãi đỗ xe khu vực Giếng Trạng, nhà vệ sinh, hệ thống điện nước, tu bổ chống xuống cấp hệ thống công trình khai thác giếng nước cổ Gio An.

Đối với việc phát triển Khu dịch vụ du lịch Cửa Tùng-Cửa Việt-đảo Cồn Cỏ đã được UBND tỉnh xác định là khu du lịch động lực nhằm kêu gọi đầu tư và phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Tại đây, tỉnh đã thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là công trình về giao thông, điện, nước để mời gọi các nhà đầu tư du lịch. Hiện nay đang thực hiện đầu tư nhiều dự án mới từ nhiều nguồn vốn để sớm hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch, tạo điều kiện phát triển du lịch biển của tỉnh. Trong đó đang tranh thủ nguồn vốn từ Ngân hàng ADB theo dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng - giai đoạn II” gồm có 4 hợp phần: Đầu tư hạ tầng du lịch bãi tắm Trung Giang, đầu tư hạ tầng du lịch bãi tắm Gio Hải, đầu tư hạ tầng du lịch bãi tắm Cửa Việt và đầu tư hạ tầng cảng Cửa Việt.


 Cùng với từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, công tác phối hợp giữa các cấp, ngành trong quản lý hoạt động du lịch ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; cùng với sự nỗ lực, tính chủ động, năng động của các đơn vị kinh doanh du lịch trong toàn tỉnh. Nhận thức về phát triển kinh tế du lịch trong các tầng lớp nhân dân được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ cho hoạt động du lịch, thu hút nguồn lực đầu tư kinh doanh, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên, vệ sinh môi trường và chú trọng hơn việc nâng cao chất lượng của dịch vụ kinh doanh du lịch.

Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch của Quảng Trị đã được đẩy mạnh và ngày càng có tính chuyên nghiệp cao. Đặc biệt sự phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong vùng, các địa phương trên Hành lang kinh tế Đông-Tây, Quảng Trị đã tham gia tổ chức thành công nhiều sự kiện, hoạt động xúc tiến, quảng bá trong thời gian qua. Thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, bước đầu thu hút được một số nhà đầu tư chiến lược như: Công ty cổ phần Tập đoàn T&T, Công ty Cổ phần Tập đoàn VinGroup, Công ty cổ phần Tập đoàn AE, Công ty cổ phần Tập đoàn Facific Health Care...Từ đó tạo động lực phát triển KT-XH, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng vùng và cả tỉnh; tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Khảo sát thác Ba Vòi -Ảnh: L.D
Khảo sát thác Ba Vòi -Ảnh: L.D 

Hiện nay, thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch đang dần được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, các sản phẩm du lịch tiếp tục định hình và nâng cao chất lượng gắn với tài nguyên đặc trưng của tỉnh như du lịch lịch sử cách mạng, du lịch hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, biển, đảo, mua sắm. Từng bước hình thành một số tuyến, địa bàn, khu du lịch trọng điểm như: Cửa Việt, Cửa Tùng, Cồn Cỏ, Vĩnh Thái, Hải Khê, Klu, Khe Sanh, Lao Bảo, đôi bờ Hiền LươngBến Hải, Địa đạo Vịnh Mốc, Thành Cổ Quảng Trị, Trung tâm Hành hương Đức mẹ La Vang...

Có thể nói, cùng với tiến trình phát triển của du lịch cả nước, ngành du lịch Quảng Trị đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đang trở thành ngành kinh tế quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh và khẳng định vị trí của du lịch Quảng Trị trong vùng Bắc Trung Bộ cũng như cả nước. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, ảnh hưởng của COVID-19 khiến lượng khách đến với Quảng Trị và doanh thu du lịch giảm mạnh so với cùng kỳ các năm trước. Để thích ứng linh hoạt với tình hình mới, nhiều giải pháp kích cầu, tạo sức bật nhằm thúc đẩy và khôi phục các hoạt động du lịch phát triển trở lại đã và đang được tỉnh triển khai. Hy vọng trong thời gian tới, ngành du lịch tỉnh nhà phục hồi và phát triển, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Biển người ùn ùn kéo nhau đi du lịch, về quê nghỉ lễ 30/4

Hoàng Toàn |

Ngày 29/4, nhiều tuyến đường tại Hà Nội rơi vào tình trạng ùn tắc kéo dài do người dân bắt đầu đi du lịch và về quê dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Đảo Cồn Cỏ sẵn sàng cho mùa du lịch

Lê An |

Sau thời gian dài bị ngưng trệ do ảnh hưởng của COVID-19, thời điểm này, huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã chuẩn bị khá tốt điều kiện cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch, các điểm tham quan trên đảo để sẵn sàng đón du khách đến tham quan, trải nghiệm và khám phá.

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển du lịch thông minh

Lê An |

Ngày 27/4, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quảng Trị phối hợp với UBND thị xã Quảng Trị tổ chức hội thảo ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển du lịch thông minh.

Bao giờ du lịch có thể phục hồi hậu Covid?

Hương Giang |

Nhiều quốc gia đã thực hiện chính sách mở cửa và nới lỏng các hạn chế để khuyến khích du lịch. Du lịch đang bắt đầu phục hồi trở lại.