Theo thống kê, khoảng 84% lượng khách du lịch đến Lào với mục đích nghỉ dưỡng, 70% khách du lịch dành mối quan tâm đối với các khu du lịch tự nhiên, 79% quan tâm đối với các điểm du lịch văn hóa, 61% quan tâm đến các điểm du lịch tôn giáo.
Điều thu hút khách du lịch đến Lào chính là các đặc trưng, điểm nổi bật của đất nước Lào, trải nghiệm mới đáng quan tâm về du lịch và tìm hiểu thêm những hiểu biết mới.
Về các loại hình du lịch, du lịch ngắm cảnh thiên nhiên chiếm 36%, thăm quan các thành phố và văn hóa chiếm 35%, tắm nắng và thăm quan các bãi cát chiếm 28%, tổ chức các hoạt động và thám hiểm chiếm 15%. Đối với khách du lịch Trung Quốc, mục đích đến Lào du lịch chủ yếu nhằm nghiên cứu về lĩnh vực du lịch lịch sử, văn hóa, kiến trúc; chi tiêu cho hoạt động mua bán chiếm 58%, chi tiêu cho dịch vụ lưu trú chiếm 18% tổng chi tiêu cho du lịch.
Đối với khách du lịch Hàn Quốc, mục đích đến Lào du lịch chủ yếu nhằm thăm quan các khu du lịch tự nhiên, văn hóa và tổ chức các hoạt động thám hiểm. Đối với khách du lịch Thái Lan, chủ yếu chi tiêu cho hoạt động ăn uống và mua bán đồ lưu niệm. Đối với khách du lịch Việt Nam, đến Lào du lịch chủ yếu nhằm mục đích nghỉ dưỡng, hoạt động mua bán đồ chiếm khoảng 31% tổng chi tiêu cho du lịch.
Yếu tố kích thích nhu cầu du lịch và sự tăng trưởng du lịch ở khu vực Mekong – Lan Thương chủ yếu là do sự cải thiện hệ thống kết nối với thị trường quốc tế, có tài nguyên du lịch đa dạng, có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về cấp visa du lịch, sử dụng công nghệ hiện đại, nhanh chóng cho việc cung cấp thông tin du lịch, sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh và sự phát triển ngành du lịch.
Các nước khu vực Mekong – Lan Thương có sự phát triển kết nối internet tốc độ cao với hệ thống cáp quang, hợp tác xúc tiến việc tiếp cận công nghệ thống tin, nhất là việc tiếp cận thương mại điện tử, sử dụng công nghệ số, phần mềm điện thoại và xã hội online rộng rãi phục vụ hỗ trợ phát triển các dịch vụ du lịch như đặt phòng khách sạn và các tiện ích khác.
(Nguồn: Tạp chí Lào Việt)