Khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch biển

Hoàng Tiến Sỹ |

Tỉnh Quảng Trị được đánh giá là có lợi thế, tiềm năng phát triển kinh tế biển, trong đó có du lịch biển. Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã và đang tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, đảo để trở thành địa phương mạnh về biển, giàu lên từ biển trong tương lai gần.

Có thể nói, trong các tỉnh, thành phố có biển, Quảng Trị là tỉnh có bờ biển dài 75 km và dọc theo bờ biển còn có nhiều bãi biển đẹp như: Cửa Tùng, Cửa Việt, Gio Hải, Mỹ Thủy và có đảo Cồn Cỏ nằm cách đất liền 18 hải lý đã trở thành các điểm du lịch biển, đảo thu hút khách du lịch. Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện việc quy hoạch các khu, điểm du lịch tiêu biểu và triển khai chi tiết tại các địa phương để khai thác hết tiềm năng, lợi thế biển.

Du khách cắm lều nghỉ lại trên biển - Ảnh: TRẦN SONG
Du khách cắm lều nghỉ lại trên biển - Ảnh: TRẦN SONG
Chẳng hạn như ở huyện Vĩnh Linh có các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng như Rú Lịnh, biển Vĩnh Thái, Mũi Trèo-Rú Bàu, biển Cửa Tùng, địa đạo Vịnh Mốc kết nối với Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải. Huyện Gio Linh có các khu dịch vụ-du lịch biển Cửa Việt, kết nối Cửa Việt-Cửa Tùng. Huyện Triệu Phong có Khu du lịch dịch vụ ven biển Triệu Lăng kết nối với Khu du lịch sinh thái trằm Trà Lộc, du lịch dịch vụ ven biển Hải Khê, huyện Hải Lăng.

Huyện đảo Cồn Cỏ có Khu du lịch đảo Cồn Cỏ kết nối với khu dịch vụ-du lịch Cửa Việt-Cửa Tùng. Việc hình thành chuỗi liên kết các khu, điểm du lịch đã tạo thuận lợi để phát triển thương mại-dịch vụ, du lịch biển…

Trên cơ sở đó, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều chính sách ưu đãi các nhà đầu tư đến với Quảng Trị thực hiện các dự án về phát triển thương mại-dịch vụ, du lịch biển; tập trung huy động, sử dụng lồng ghép nhiều nguồn lực để tăng cường xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng ven biển, kết hợp với việc quảng bá các hoạt động dịch vụ du lịch, tắm biển, nghỉ dưỡng tại các bãi tắm cộng đồng và các cụm, điểm du lịch dịch vụ biển, đảo…

Đêm ở bãi tắm Gio Hải - Ảnh: TRẦN SONG
Đêm ở bãi tắm Gio Hải - Ảnh: TRẦN SONG
Mới đây, để khởi động mùa du lịch biển năm 2023, huyện Gio Linh đã khẩn trương thực hiện dự án “Điều chỉnh mở rộng bãi tắm Cửa Việt thuộc khu Dịch vụ-Du lịch Cửa Việt” gia đoạn 1 có tổng mức đầu tư 6,99 tỉ đồng. Dự án ngoài việc tạo sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án hạ tầng kỹ thuật giải phóng mặt bằng mở rộng Cảng Cửa Việt sẽ góp phần thu hút khách du lịch đến với bãi tắm Cửa Việt…

Cùng với đó, huyện Gio Linh cũng đã tổ chức lễ ra quân đánh cá vụ Nam và khởi động mùa du lịch biển năm 2023. Có thể thấy, huyện Gio Linh đã đưa ra nhiều giải pháp quan trọng để khai thác tiềm năng du lịch biển trong thời gian tới như tăng cường khuyến khích các cơ sở, cá nhân có điều kiện đầu tư chế biến, hình thành các lô quầy trưng bày, cung ứng các sản phẩm thủy hải sản có thế mạnh nhằm phục vụ du khách đến với các bãi tắm.

Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; thu hút nguồn lực để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển; cùng với việc phát triển các loại hình ngành nghề đánh bắt, chế biến, nuôi trồng thủy hải sản, các xã, thị trấn vùng biển huyện Gio Linh từng bước đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch…

Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường như thu gom, xử lý rác thải, làm sạch bờ biển, khu dân cư để tạo chuyển biến mới về chất lượng dịch vụ, du lịch…; các hộ dân trực tiếp kinh doanh dịch vụ tại các bãi tắm thực hiện tốt các nội dung về văn hóa ứng xử, phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự trong kinh doanh để tạo sự hài lòng của khách du lịch khi đến với các bãi tắm…

Huyện Gio Linh sẽ tiếp tục kêu gọi, tạo điều kiện để các nhà đầu tư phát triển hạ tầng thương mại-dịch vụ -du lịch có quy mô; khuyến khích, tạo điều kiện để các đơn vị, cá nhân tham gia phát triển du lịch biển với việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp, nhà hàng, khách sạn…; tăng cường công tác quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về du lịch biển…

Bình minh trên biển - Ảnh: THANH SONG
Bình minh trên biển - Ảnh: THANH SONG
Phấn đấu đến năm 2025, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tếxã hội của huyện; đến năm 2030, huyện Gio Linh trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trên địa bàn tỉnh.

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nguyễn Đức Tân cho biết, năm 2022 bên cạnh việc nỗ lực vượt khó, tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch trở lại địa phương, trong lĩnh vực du lịch biển trung tâm đã tham gia hội chợ du lịch quốc tế Đà Nẵng với chủ đề “Cùng trải nghiệm vẻ đẹp biển đảo Quảng Trị”; phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Chương trình Caravan “Biển gọi” năm 2022 nhằm truyền tải thông tin, giới thiệu, quảng bá các điểm đến du lịch Quảng Trị nói chung và hình ảnh du lịch biển nói riêng đến các đơn vị kinh doanh du lịch và du khách trong, ngoài nước để kích cầu du lịch nội địa, thu hút khách du lịch đến với Quảng Trị…

Năm 2023, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh sẽ tập trung triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến, thu hút, hỗ trợ nhà đầu tư du lịch, nhất là các nhà đầu tư chiến lược triển khai các dự án du lịch; triển khai số hóa ứng dụng CNTT trong lĩnh vực du lịch; khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch lịch sử cách mạng; khai thác tiềm năng du lịch biển đảo…

Riêng về du lịch biển, đơn vị sẽ phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tham gia các hoạt động trong lễ hội Văn hóa -Ẩm thực Việt Nam năm 2023 với chủ đề “Hồn dân tộc-Vị quê hương” do Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức tại tỉnh Quảng Trị dự kiến vào ngày 28-30/4/2023.

Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực Việt Nam năm 2023 diễn ra tại địa điểm tổ chức chính: Khu Du lịch-Dịch vụ Cửa Việt, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh với quy mô quốc gia dự kiến có khoảng 80 gian hàng ẩm thực 3 miền của Việt Nam… cùng nhiều hoạt động kích cầu du lịch biển khác nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch biển

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc cho đảo Cồn Cỏ

Đan Tâm |

Có thể thấy, mục đích kinh tế của du lịch là thu hút được nhiều du khách, làm cho thời gian lưu trú của khách tăng lên và du khách chi tiêu, mua sắm được nhiều hơn trong thời gian tham quan. Muốn vậy, phải chuyên nghiệp hóa hoạt động du lịch, trong đó cốt lõi nhất vẫn là xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc, riêng có để thu hút du khách. Vấn đề này hiện đang đặt ra cấp thiết đối với hoạt động du lịch và quyết định đến số lượng du khách đến tham quan, trải nghiệm tại đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).

Sẵn sàng cho mùa du lịch biển

Lệ Như |

Trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đang chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để sẵn sàng bước vào một mùa du lịch biển.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng: Mong muốn Tập đoàn Phú Mỹ Hưng đầu tư vào lĩnh vực du lịch biển, khu đô thị, khu công nghiệp và năng lượng mới

Thanh Trúc |

Ngày 27/2, tại TP. Hồ Chí Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng và lãnh đạo các sở, ngành có chuyến thăm, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với Tập đoàn Phú Mỹ Hưng (Đài Loan).

Bàn giải pháp để phát triển du lịch biển, đảo Việt Nam

Trần Lê Lâm |

Du lịch và dịch vụ biển được xác định là ngành kinh tế biển đến năm 2030 sẽ phát triển thành công và đột phá theo thứ tự ưu tiên hàng đầu như đã đề ra.