Khe Luồi - cuộc sống bên kia sông

Minh Anh |

Thôn Khe Luồi thuộc diện khó khăn của xã Mò Ó, huyện Đakrông (Quảng Trị). Dù nằm cách thị trấn Krông Klang - đô thị trung tâm của huyện vài km, nhưng do có sông Đakrông ngăn trở nên những năm qua cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, một cây cầu bắc qua sông Đakrông đã được đầu tư xây dựng và đang gấp rút hoàn thiện, mang lại những đổi thay cho vùng đất này.

 
 Những nếp nhà sàn ở thôn Khe Luồi, người dân Khe Luồi rất siêng năng lao động, từ sáng sớm họ đã lên rẫy, ra đồng để sản xuất

Lịch sử thôn còn ghi nhận, khoảng 250 năm trước, một số người thuộc dòng họ Choa, họ MuLoa, họ Cát, họ Ắp Lăng về đây sinh sống quanh động Chè rồi dần dần tiến về sinh sống giáp dòng sông Đakrông, ở đây có Khe Luồi chảy qua nên bà con lấy tên Khe Luồi đặt tên cho thôn.

 

Cầu Khe Luồi, công trình bắc qua sông Đakrông nối thị
trấn Krông Klang với thôn Khe Luồi (xã Mò Ó) đang gấp rút
được hoàn thiện. Đây là công trình điểm nhấn của huyện
Đakrông trong năm 2020.

 

Sau khi hoàn thiện, cầu Khe Luồi còn mở ra hướng phát triển đô thị hai bên bờ sông, tận dụng được quỹ đất rộng lớn ở phía bờ Nam sông Đakrông.

 

Hiện nay thôn Khe Luồi có 75 hộ dân với 342 nhân khẩu,100% là đồng bào Vân Kiều sinh sống.

 

Người dân thôn Khe Luồi sinh sống chủ yếu bằng nghề sảnxuất nông nghiệp, trong đó lúa nước, lạc, ngô là những cây trồng chủ lực... ngoài ra, nhiều hộ dân còn tham gia trồng rừng, mang lại hiệu quả thu nhập cao.

 

Năm nay, người dân Khe Luồi đều vui mừng khi được mùa lúa. Trong ảnh là một người phụ nữ đang tiến hành phơi số lúa của gia đình thu hoạch được.

 

Chăn nuôi cũng là một thế mạnh của thôn Khe Luồi, đa số các hộ gia đình đều chăn nuôi trâu bò. Hộ ít thì 2, 3 con, hộ nhiều thì trên 10 con. Sau khi kết thúc mùa vụ, trâu bò được thả ra đồng để tận dụng số gốc rạ còn sót lại.

 

Một người dân đang sửa chữa chiếc máy cày của gia đình, sẵn sàng cho mùa vụ mới.

 

Những người phụ nữ lớn tuổi giặt áo quần tại bể chứa cộng đồng. Nước sạch được dẫn từ những nguồn trên núi cao qua hệ thống ống dẫn.

 

Trẻ em Khe Luồi vui chơi trong khuôn viên điểm trường mầm non.

 

Những đứa trẻ lớn hơn thì giải trí bằng cách chơi game trên smartphone.

 

Thác Luồi Đakrông là điểm du lịch sinh thái với những nét hoang sơ giữa núi rừng hùng vĩ. Việc xây dựng cầu Khe Luồi cũng mang lại những hi vọng cho phát triển du lịch sinh thái ở nơi đây.

 

Hiện nay, đã có một số công ty, đơn vị lữ hành xin phép được khảo sát để xây dựng phương án du lịch sinh thái tại khu vực này.

 

Không chỉ các công ty, đơn vị lữ hành, người dân địa phương cũng đã bắt tay đón đầu cho sự phát triển du lịch của địa phương. Trong ảnh là anh Hồ Văn Long, anh cho biết sau khi cầu Khe Luồi được xây dựng, lượng khách đổ về thác Luồi đông đột biến, do đó anh xây dựng một địa điểm nghỉ chân, phục vụ nước giải khát, ẩm thực cho những người đến thác.

Ngũ Hành Sơn và liên kết du lịch vùng theo dấu chân vua Minh Mạng

Tường Minh |

Bây giờ thì chúng ta thử hình dung về một tour du lịch mới bằng đường thủy liên kết giữa ba địa phương Thừa Thiên -Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam, tạm có tên là "theo dấu chân vua Minh Mạng"

Quảng Trị - không gian văn hoá vì hoà bình

Mai Trang |

Quảng Trị vốn không rộng về không gian địa lý, nhưng nơi đây sâu nặng nghĩa tình của đồng chí, đồng bào khắp mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế. 

Du lịch Quảng Trị có xu hướng phục hồi nhanh

Nguyên Lý |

Du lịch biển, đảo ở Quảng Trị đang có xu hướng phục hồi nhanh sau khi giãn cách xã hội do dịch COVID-19 được nới lỏng. Các di tích, điểm du lịch được mở cửa trở lại để đón khách.

Người dân đổ xô về suối Tà Đủ tránh nóng

Minh Anh |

Những ngày qua, do ảnh hưởng của thời tiết, khu vực Quảng Trị có nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-39 độ; vùng núi phía tây có nắng nóng đặc biệt gay gắt với nền nhiệt cao nhất 40-42 độ. Để chống lại nắng nóng trong 2 ngày cuối tuần, nhiều người dân sống tại huyện Hướng Hóa đã đổ về suối Tà Đủ (xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa) nghỉ ngơi, tắm suối.