Trường Quốc Học Huế được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt

Thanh Mai |

Trường Quốc học Huế nằm bên bờ sông Hương là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã theo học sau khi thi đỗ kỳ thi vượt cấp.

Ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt với cụm di tích trên  trường Quốc học Huế, đình làng Dương Nổ, nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường Mai Thúc Loan và ở làng Dương Nổ.

Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường Mai Thúc Loan, phường Thuận Lộc, là nơi Hồ Chủ tịch đã sống khi gia đình vào Huế lần thứ nhất, năm 1895-1901.

Trường Quốc Học Huế
Trường Quốc Học Huế

Nhà lưu niệm ở làng Dương Nổ, xã Phú Dương, TP Huế, cùng với đình làng, Am Bà, Bến Đá đã phần nào tái hiện cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình ở làng quê Thừa Thiên Huế những năm 1898-1900.

Di tích nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 27/3/1990.

Trường Quốc học Huế nằm bên bờ sông Hương, được xây dựng dưới thời vua Thành Thái. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã theo học ở ngôi trường này sau khi thi đỗ kỳ thi vượt cấp. Trong kỳ thi Primaire 1908, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong 10 học sinh giỏi nhất trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba thi vượt cấp vào học lớp đệ nhị niên trung học của trường Quốc học niên khóa 1908-1909. 

Năm 1990, kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, để tưởng nhớ đến người học trò xuất sắc, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế cùng với trường Quốc học đã xây dựng tượng anh Nguyễn Tất Thành ở vị trí trung tâm của trường.  Trường Quốc học được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 26/3/1990.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Thừa Thiên Huế: 100% di tích, bảo tàng cung cấp dịch vụ thực tế ảo vào năm 2030

LC |

Đó là một trong những mục tiêu đặt ra tại Kế hoạch số 339/KH-UBND triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số ngành văn hóa và thể thao (VHTT) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 mới được UBND tỉnh ban hành.

Quan tâm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa ở Cam Lộ

Khánh Ngọc |

Trên địa bàn huyện Cam Lộ (Quảng Trị) có 31 di tích lịch sử văn hóa, danh thắng được xếp hạng các cấp, trong đó có 2 di tích xếp hạng cấp quốc gia là Thành Tân Sở ở xã Cam Chính và Khu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở thị trấn Cam Lộ. 

Trồng cây xanh ở đường phố và di tích lịch sử ở Vĩnh Linh

Nguyễn Trang- Kỉnh Ngọc |

Ngày 22/10/2021, Hội CCB huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) phát động phong trào trồng cây xanh thu hút sự tham gia đông đảo của cán bộ, hội viên toàn huyện. Đây là hoạt động thuộc chuỗi phần việc, mô hình hướng đến chào mừng Đại hội Hội CCB các cấp lần thứ VII, nhiệm kỳ 2022- 2027.

Thừa Thiên Huế đầu tư bảo tồn, tu bổ 5 di tích quan trọng

Nhật Anh |

HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thống nhất phê duyệt chủ trương đầu tư 5 dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích trong hệ thống di sản Huế, gồm: Quốc Tử Giám, Đàn Nam Giao (phần còn lại), Điện Cần Chánh, Lăng vua Thiệu Trị (giai đoạn 3), Lăng vua Tự Đức (phần còn lại).