Bảo tàng bằng chữ của người Vân Kiều và Pa Kô

Hoàng Hải Lâm |

Sau tất cả, con người buộc trở về cội nguồn văn hóa. Với những giá trị của nó để phát triển. Và để chứng thực cho sự tồn tại của dân tộc mình không gì hơn văn hóa.

Với bao tâm huyết, mày mò, cần mẫn và cả sự hy sinh cái tôi của mỗi người để tạo nên cái chung, tạo nên “Những giá trị văn hóa đặc sắc của người Bru – Vân Kiều và Pa Kô” của nhóm tác giả là các nhà văn, nhà báo, nhà thơ… Quảng Trị mới thực sự đáng trân trọng.

Nhà nghiên cứu Y Thi - người đã có hàng chục năm gắn bó và dành nhiều tâm sức cho vùng văn hóa Tây Nguyên - chủ biên của cuốn sách, thuộc nhóm người “xưa nay hiếm” ở Quảng Trị chịu khó “lặn lội” để tìm tòi, đào xới và cả níu giữ những giá trị truyền thống văn hóa của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị.

 

Bản thảo cuốn sách được “thai nghén” trong một thời gian khá dài. Ngay cả thời cố nhà thơ Hồ Chư say sưa nói chuyện bản thảo tại ngôi nhà nhỏ của ông ở đường Kim Đồng và nhà văn Y Thi gật gù bên chén rượu vẫn không quên mình đang mang theo những câu chuyện, những di sản văn hóa của người Vân Kiều, Pa Kô. Và bên cạnh những cây đại thụ về văn hóa Vân Kiều, Pa Kô như nghệ nhân Kray Sưk, nhà nghiên cứu Hồ Phương còn có tầng lớp trẻ kế cận như nhà báo Kô Kăn Sương, Anh Thi, Trương Quang Hiệp…

Một bảo tàng bằng chữ, nơi lưu giữ những truyền thống văn hóa của người Vân Kiều, Pa Kô. Hơn 40 bài viết là nơi lưu giữ giá trị văn hóa của đồng bào. Vừa giới thiệu đến với người đọc bằng những bài viết, khảo cứu… rất có chiều sâu, đặc sắc trên rất nhiều lĩnh vực trong đời sống của người Vân Kiều, Pa Kô xưa và nay. Tập tục, tập quán, đời sống, văn hóa, tâm linh… kể cả những đổi thay khởi sắc trong đời sống đồng bào vẫn luôn mang theo di sản văn hóa.

Lễ Đám Chay được các gia đình trong dòng họ chuẩn bị chu đáo với rất nhiều sản vật của địa phương. Ảnh: NT
Lễ Đám Chay được các gia đình trong dòng họ chuẩn bị chu đáo với rất nhiều sản vật của địa phương. Ảnh: NT

Từ những bài nghiên cứu của tác giả Y Thi: Bản làng truyền thống của người Bru – Vân Kiều; Vai trò già làng và hội đồng già làng trong xã hội cổ truyền của người Bru – Vân Kiều, Tập tục đi sim… đến những bài viết của tác giả Hồ Chư: Việc cư trú và đặt tên làng của người Bru – Vân Kiều; Lễ tế Yàng trong sản xuất; Lễ ăn mừng nhà mới của người Bru – Vân Kiều; Đời sống xã hội và văn hóa của người Pa Kô/Tà Ôi… đem lại cho người đọc một không gian văn hóa vừa thân thuộc, vừa lạ lẫm. Người đọc cứ như đã biết nhưng khi lật những trang sách lại tấm tắc với những phát hiện đầy thú vị, nó rất có giá trị trong việc lưu giữ văn hóa của người Vân Kiều, Pa Kô.

Thử đem sự hiếu kì của người dân tộc này đối với dân tộc khác thì kho tàng văn hóa Vân Kiều, Pa Kô còn rất nhiều hấp dẫn và đầy cám dỗ. Cũng bởi thế mà du khách phương Tây khi đến Quảng Trị đều về với bản làng Vân Kiều, Pa Kô. Họ bị mê hoặc bởi những giá trị đặc sắc của đồng bào trong lễ cưới, ma chay, lúa mới… Những giá trị đó được sắp đặt lại trong “Những giá trị văn hóa đặc sắc của người Bru – Vân Kiều và Pa Kô” một cách khoa học.

Và cả với người Việt thuộc các cộng đồng văn hóa dân tộc khác, thì văn hóa của người Vân Kiều, Pa Kô vẫn chất chứa những giá trị cốt lõi của truyền thống nhưng luôn luôn được điều tiết, thay đổi để hợp với thời gian.

Người dân Hướng Hóa mang trang phục truyền thống sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Ảnh: KKS
Người dân Hướng Hóa mang trang phục truyền thống sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Ảnh: KKS

Qua rất nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, mỗi dân tộc đều muốn lưu giữ những giá trị cốt lõi hình thành dân tộc mình. Trong đó văn hóa được xem là “bảo vật” của dân tộc. Văn hóa còn, dân tộc còn, văn hóa mất, dân tộc đó mất. Bởi vậy, giữ gìn những giá trị văn hóa cũng là cách dưỡng sinh cho dân tộc mình. Nhất là trong thời đại hội nhập và phát triển, chính những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc là đòn bẩy cho sự phát triển.

Tôi thấy may mắn khi “Những giá trị văn hóa đặc sắc của người Bru – Vân Kiều và Pa Kô” ra đời. Cũng mong muốn sách đến nhiều hơn với chính đồng bào Vân Kiều, Pa Kô trên dãy Trường Sơn hùng vĩ. Cuốn sách như một cẩm nang, lúc thế hệ những người muôn năm cũ qua đi, lớp con cháu có thể lật trang sách để nhận diện lại những giá trị truyền thống văn hóa của mình.

TAGS

Lan tỏa truyền thống “uống nước nhớ nguồn” và nghĩa “đồng bào”

Vũ Xuân Bân |

Kỷ niệm 74 năm ngày thương binh liệt sỹ năm nay diễn ra trong bối cảnh đất nước đang phải gồng mình “chống dịch như chống giặc,” không chỉ ở Việt Nam mà lan rộng toàn cầu.

Một nông dân miền núi Quảng Trị chở heo đi ủng hộ đồng bào TP. HCM

Trường Sơn |

Hưởng ứng chương trình quyên góp lương thực, thực phẩm, tiền mặt để làm quà cho bà con ở khu vực đang bị phong tỏa tại TP. HCM, bà Nguyễn Thị Hạt (SN 1969, trú tại Long Thành, Tân Long, Hướng Hóa, Quảng Trị) đã ủng hộ 1 con lợn hơn 120kg để làm lương thực khô gửi đến bà con tại tâm dịch TP. Hồ Chí Minh.

Đồng bào Banar làm Homestay

Hồng Thuỷ - Thanh Sơn |

Việc phát triển du lịch cộng đồng ở vùng đồng bào thiểu số Tây Nguyên không chỉ nhằm bảo tồn nền văn hoá truyền thống đặc sắc mà còn góp phần phát triển kinh tế.

Hồ Ta Đăng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Kăn Sương |

Nhiều năm nay, ông Hồ Ta Đăng (sinh năm 1947), người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Khối 6, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) luôn đi đầu trong việc tuyên truyền, vận động người dân đoàn kết phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững, xây dựng đời sống mới ở khu dân cư, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn...Vì thế, ông được nhiều người dân nơi đây tin tưởng và quý mến.