Đồng bào Banar làm Homestay

Hồng Thuỷ - Thanh Sơn |

Việc phát triển du lịch cộng đồng ở vùng đồng bào thiểu số Tây Nguyên không chỉ nhằm bảo tồn nền văn hoá truyền thống đặc sắc mà còn góp phần phát triển kinh tế.

Sau rất nhiều biến động địa chất và thời cuộc, làng Kon K’tu của cộng đồng Banar ở xã Đắk Rơ Wa (TP. Kon Tum) là một trong số ít những ngôi làng cổ còn nguyên vẹn nằm bên dòng sông Đăk Bla huyền bí. Trong “cơn bão” hội nhập, ngôi làng này còn giữ được những nét kiến trúc, văn hóa truyền thống của dân tộc Banar. Giống như cái tên Kon K’tu (tiếng Banar Kon là làng, K’Tu là xưa cũ, cổ).

Chính vì thế, đây cũng là một trong những ngôi làng đón nhiều khách thập phương tham quan nhất của tỉnh Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Theo số liệu thống kê, mỗi năm làng Kon K’tu đón hàng ngàn lượt khách du lịch, 30% trong số đó là khách nước ngoài.

Làng cổ Kon K'tu. Ảnh: Phúc Lập.
Làng cổ Kon K'tu. Ảnh: Phúc Lập.

Đặc biệt, cách đây chừng 5-7 năm, đường đến làng Kon K'tu còn rất khó khăn, đầy ổ voi, ổ gà nhưng nhờ có sự vào cuộc của các cấp, chính quyền địa phương, giờ chỉ mất chừng 20 phút để đi từ trung tâm TP. Kon Tu đến Kon K’tu trên con đường trải nhựa phẳng lỳ.

Anh A Kâm, một chủ Homestay ở làng Kon K’tu, cho biết: Nhà mình cũng học theo người đi trước mở một Homestay vào năm 2019 để cùng phục vụ du lịch. Ở làng này, mỗi nhà đều nuôi heo, nuôi gà, ủ rượu cần, chuẩn bị ống lam để làm cơm khi có khách ghé thăm. Đồng thời luôn có 1 đội cồng chiêng sẵn sàng phục vụ du khách. Các nghệ nhân cũng được mời về để biểu diễn.

Ở làng Kon K’tu, bà Y Xanh là một trong những người đặc biệt kiếm thêm được thu nhập từ mô hình Homestay của dân làng. Không may mắn như bao người, bà bị liệt 2 chân. Vì vậy, đã 23 năm trôi qua bà gắn liền với khung dệt để làm ra sản phẩm kiếm thêm thu nhập. Từ ngày có Homestay, bà được tiếp xúc với nhiều người và đã bán được nhiều sản phẩm.

Nhờ có sự ra đời của những mô hình Homestay mà dân làng lại yêu thêm văn hóa của dân tộc mình. Đặc biệt, đối với những người văn hóa đã ngấm vào máu cuộn chảy trong người như bà Y Lim, việc phát triển làng Kon Pring thành làng du lịch lại càng tạo động lực cho bà trong công tác gìn giữ văn hóa truyền thống.

Một trong những người làm du lịch khá sớm ở Kon K’tu là chị Y Bom. Nhờ làm du lịch, chị đã nên duyên với người chồng quốc tịch Pháp tên Alex trong lần anh đến Kon K’tu tham quan. Cách đây 3 năm, nhận thấy mô hình Homestay mang lại hiệu quả, vợ chồng chị Y Bom bắt đầu xây dựng khu Homestay gồm 1 phòng tập thể, 3 phòng cá nhân và 1 nhà chòi.

Dệt thổ cầm theo cách truyền thống là một torng những yêu tố thu hút khách tìm đến Kon K'tu. Ảnh: Lê Hương.
Dệt thổ cầm theo cách truyền thống là một torng những yêu tố thu hút khách tìm đến Kon K'tu. Ảnh: Lê Hương.

Homestay được thiết kế mang đậm dấu ấn Banar với chuông gió, đồ gia dụng, các sản phẩm từ thổ cẩm…ngoài ra, chị Y Bom còn phục vụ các dịch vụ từ ăn sáng, cà phê và trải nghiệm các văn hóa người Ba Na như dệt thổ cẩm, múa xoang, lửa trại. Hiện Homestay của vợ chồng chị Y Bom đắt khách nhất Kon K’tu.

“Khách ghé thăm nhà mình đông nhất là vào các dịp lễ tết. Từ ngày làng được đầu tư, phát triển du lịch mà đời sống của người dân ổn định hơn trước rất nhiều. Hiện toàn làng có 6 nhà hoạt động Homestay chính thức. Còn các hộ dân trong làng sẽ cùng hỗ trợ nhau để biểu diễn văn hóa, ẩm thực và phục vụ trải nghiệm cho du khách nếu khách có nhu cầu”, chị Y Bom cho biết.

Mỗi năm, làng cổ Kon K'tu thu hut hàng ngàn du khách tham quan vì đây là một trong số ít những ngôi làng còn giữ được nét nguyên sơ của văn hoá truyền thống Banar. Ảnh: Lê Hương.
Mỗi năm, làng cổ Kon K'tu thu hut hàng ngàn du khách tham quan vì đây là một trong số ít những ngôi làng còn giữ được nét nguyên sơ của văn hoá truyền thống Banar. Ảnh: Lê Hương.

Để quảng bá văn hóa của người Ba Na, bà Y Lim, anh A Kâm, chị Y Bom… cũng đều tận dụng tối đã việc đưa văn hóa vào các trải nghiệm của khách du lịch. Họ giữ gìn nhà rông truyền thống. Họ lên rừng chặt ống lam, hái lá é, lá mì, tiêu rừng về để làm món ăn phục vụ khách du lịch. Rồi họ bàn với già làng, trưởng thôn kêu gọi người dân chung tay làm du lịch để cải thiện cuộc sống. Cứ như thế, từ những người lam lũ, quanh năm chỉ biết cái ruộng hạt lúa, có người chưa từng một lần bước chân ra khỏi làng này đã biết đến du lịch và biết làm du lịch từ văn hóa của dân tộc mình.

(Nguồn: Nông Nghiệp Việt Nam)

TAGS

Giữ nghề đan thủ công truyền thống của dân tộc Vân Kiều

Nguyễn Thành Phú |

 Tuy mới thành lập và ra mắt vào đầu tháng 4-2021, song, mô hình 'Tổ đan lát thủ công' của cộng đồng người dân tộc thiểu số Vân Kiều ở khóm Khe Đá và Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đang dần khẳng định một hướng đi đúng trong việc giúp người dân nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc mình.

“Hát Xoan làng cổ”- Sản phẩm du lịch đặc trưng tại Giỗ Tổ Hùng Vương

Lâm Thị Đại |

Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Phú Thọ cho biết đến nay, chương trình “Hát Xoan làng cổ” gắn với các điểm du lịch di sản văn hóa đã đón tiếp hàng chục nghìn lượt khách về tham quan.

Doanh nghiệp dệt may ra đường tìm, người lao động vẫn vắng bóng

Hưng Thơ |

Công suất nhà máy được nâng lên vì có đầu ra ổn định, doanh nghiệp hứa hẹn mức lương ổn định, nhưng tìm đỏ mắt vẫn chưa đủ số lượng lao động cần tuyển.

Hương xưa làng cổ Hội Kỳ

Cẩm Nhung |

Sông Ô Lâu khi chảy về vùng đồng bằng trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Sông nước ấy đã bồi đắp phù sa mang lại sự trù phú cho những làng mạc hai bên bờ. Sự bồi đắp ấy không chỉ là những vườn cây trái ngọt ngào, những bến sông huyền hoặc khói sương... mà còn là những tinh hoa văn hóa. Làng Hội Kỳ của Quảng Trị cũng là một “di sản” nằm bên bờ sông Ô Lâu. Trải mấy trăm năm, làng cổ Hội Kỳ vẫn luôn bâng khuâng thương cội nhớ nguồn...