Đôi nét về đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Vân Kiều ở Quảng Trị

Phạm Xuân Dũng |

Năm 2019, ở thị trấn Khe Sanh, huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) có một cuộc triển lãm đặc biệt mang tên “Thần linh, tổ tiên và thầy cúng người Bru - Vân Kiều ở dãy Trường Sơn” thu hút nhiều người xem. Có gần 80 bức ảnh được trưng bày do giáo sư Vargyas Gábor, một chuyên gia nghiên cứu dân tộc học Hunggary từng lăn lộn nhiều năm trên dãy Trường Sơn để nghiên cứu đời sống tâm linh của tộc người Bru - Vân Kiều.

Riêng ở Quảng Trị, đồng bào dân tộc Vân Kiều có khoảng hơn 55.000 người, chiếm gần 10% tổng dân số toàn tỉnh. Bà con cư trú chủ yếu ở hai huyện miền núi là Hướng Hóa và Đakrông. Nói như vậy để thấy rằng đời sống tâm linh của đồng bào Vân Kiều không chỉ được người dân quan tâm mà có những nhà khoa học quốc tế cũng chú ý đến vấn đề này.

Theo quan niệm cổ truyền, khi muốn tìm một mảnh đất làm rẫy thì bà con dân tộc Vân Kiều cầm hai thẻ tre gieo lên xem quẻ thế nào, tương tự như đồng bào Kinh xin quẻ âm dương. Nếu quẻ thuận, đêm đến ngủ mơ thấy trẻ con, ruộng rẫy... tóm lại điềm lành thì được, còn thấy cảnh chết chóc, săn đuổi... thì phải chọn nơi khác.

 

Đồng bào Vân Kiều quan niệm vật linh luận nên thờ cúng nhiều vị thần. Cao nhất là Yang (Trời) rồi đến các vị thần nước, thần sông, thần lúa... và họ cũng cho rằng mỗi người sống đều có linh hồn nên thờ thần bản mệnh. Chúng ta vào nhà bà con Vân Kiều sẽ thấy các bát bỏ trong các giỏ tre, ấy là vật thờ thần bản mệnh cho từng người.

Khi đau ốm, trước đây bà con sẽ mời thầy mo đến cúng và đem chiếc chén bản mệnh ra thực hành nghi lễ cúng bái. Thầy mo sẽ gọi hồn người ốm và khấn vái thần linh. Nếu khỏi bệnh sẽ làm gà, dê, heo... tùy theo điều kiện để tạ ơn thần linh và cảm ơn thầy mo.

Khi có người chết, đồng bào sẽ làm đám ma. Đến khi chôn, họ đưa vào rừng Ma, kèm theo một số vật dụng như gùi, chén bát... cho người đã khuất. Sau khi chôn, họ vội vã đi như chạy theo hướng khác vì sợ ma đuổi theo về nhà. Rừng Ma đối với họ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Không ai được chặt cây, làm đất... ở rừng Ma.

Cũng thuộc thế lực siêu nhiên nhưng theo quan niệm của bà con là không giúp đỡ mà còn tìm cách hại họ, ấy là các loài ma, đáng sợ nhất là ma lai. Chúng ta từng nghe những câu chuyện hoang đường lưu truyền trong dân gian vùng cao ngày trước về các loại ma này. Ngay cả thế giới Mường Lôộc (tương tự như âm phủ của người Kinh) cũng không giống như nhiều người nhận thức. Nếu rừng Ma là nơi không nên lui tới, kiêng kỵ sự thăm viếng như chúng ta đã biết thì truyện cổ nói về lý do vì sao người sống không đến thăm người chết lại diễn giải rằng: “Từ cửa hang nhìn vào, anh nhận ra gương mặt nhiều người quen cũ. Nhưng anh vào đây muốn xin vợ về thì không được ăn cơm, uống nước. Nếu ăn cơm, uống nước thì không được lên lại mặt đất nữa...”.

Hai nghi lễ phổ biến của đồng bào Vân Kiều là khấn và thổi. Bài khấn luôn mang màu sắc bí hiểm, không thể hiểu và không thể giải thích. Cùng với khấn là thổi, thổi để chữa bệnh, phổ biến là bệnh chấn thương về xương khớp kèm theo thuốc từ rễ cây, lá rừng và rượu. Thường là vừa khấn vừa thổi, bài khấn chỉ có người thực hành mới biết, mới hiểu, người ngoài không rõ. Đây là một sự kết hợp giữa thần quyền với y học dân gian vùng cao vẫn tồn tại nhiều nơi ngay cả đến hôm nay.

Đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều rất phong phú và có nhiều điều đặc sắc cần tìm hiểu và bảo tồn. Những tập tục lạc hậu như mời thầy Mo khi đau ốm, rồi đòi hỏi lễ cưới quá nhiều ...thì nên bỏ, còn những mỹ tục có ý nghĩa trong đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh, tín ngưỡng thì rất nên bảo tồn để gìn giữ bản sắc văn hóa của đồng bào. Đây cũng là việc làm quan trọng cần được quan tâm trước mắt cũng như lâu dài đối với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Cùng Xanh EWEC hiện thực hoá ước mơ trở thành cô giáo của nữ sinh Vân Kiều

Trường Sơn |

Tự nhận thấy được chỉ có con đường học tập mới thoát được sự nghèo khó, thay đổi số phận, nữ sinh người Vân Kiều - Hồ Thị Hữu (sinh năm 2002, trú tại thôn Tà Cu, xã Húc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã nỗ lực hết mình, trúng tuyển vào Đại học Sư phạm Huế, thực hiện ước mơ làm một cô giáo của bản làng. Thế nhưng, bên cạnh niềm vui là những lo toan, bất an vì việc học phía trước của em sẽ có rất nhiều khó khăn.

Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tặng 30 suất học bổng cho học sinh Vân Kiều

Nguyễn Trang |

Đại diện Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa đến trao 30 suất học bổng, mỗi suất 1 triệu đồng cho 30 học sinh người dân tộc Vân Kiều ở 3 xã miền núi Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà. Toàn bộ kinh phí được trích từ nguồn quỹ do Qũy Bảo trợ trẻ em Việt Nam hỗ trợ. Qua đó góp phần trợ giúp, khích lệ tinh thần vượt khó học tập của học sinh các địa phương vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Vĩnh Linh.

Bác sĩ người Vân Kiều hết lòng vì người bệnh

Mỹ Hằng |

Biết đến anh trong lần dự lễ trao giải thưởng “Bông Sen Hồng” của huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) lần thứ 14 với câu chuyện về người bác sĩ là người dân tộc Vân Kiều, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, hết lòng vì người bệnh đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Anh là Bác sĩ Hồ Thế Phương, Trạm trưởng Trạm Y tế thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh.

Cuộc sống của nữ sinh Vân Kiều vừa đỗ Học viện Ngoại giao

Trường Sơn |

Với những nỗ lực suốt 12 năm đèn sách, nữ sinh người Vân Kiều - Hồ Thị Út (SN 2003, trú tại thôn Chân Rò, xã Đakrông huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) đã trúng tuyển vào ngành Truyền thông quốc tế, Học viện Ngoại giao với số điểm 29. Bên cạnh niềm vui được trúng tuyển vào ngành học yêu thích, là những lo toan, bất an vì việc học phía trước của em sẽ còn rất nhiều khó khăn.