Hình ảnh những người nông dân Việt Nam trồng rau trên đất Nga

PV |

Khu vực quân Ramen là nơi tập trung khá nhiều người Việt trồng trọt, làm nông nghiệp. Những người Việt trồng rau nơi đây hầu hết đều không có đủ giấy tờ hợp pháp.

Trong cái nắng không hề dễ chịu của mùa Hè nước Nga, phóng viên TTXVN đến làng Timonino thuộc quận Ramen ở ngoại ô thủ đô Moskva để tìm hiểu về những người Việt sống bằng nghề trồng rau nơi đây. (Ảnh: Duy Trinh/TTXVN)
Trong cái nắng không hề dễ chịu của mùa Hè nước Nga, phóng viên TTXVN đến làng Timonino thuộc quận Ramen ở ngoại ô thủ đô Moskva để tìm hiểu về những người Việt sống bằng nghề trồng rau nơi đây. (Ảnh: Duy Trinh/TTXVN)
Phút nghỉ ngơi trên đồng của người Việt trồng rau ở Nga. (Ảnh: Duy Trinh/TTXVN)
Phút nghỉ ngơi trên đồng của người Việt trồng rau ở Nga. (Ảnh: Duy Trinh/TTXVN)
5 tháng mùa Hè là thời gian thu hoạch của họ (từ tháng Năm đến tháng Chín), là thời điểm các loại rau quả phát triển tốt, thu hoạch đều đặn nên những người Việt làm nghề này có thể tích lũy vốn liếng. (Ảnh: Duy Trinh/TTXVN)
5 tháng mùa Hè là thời gian thu hoạch của họ (từ tháng Năm đến tháng Chín), là thời điểm các loại rau quả phát triển tốt, thu hoạch đều đặn nên những người Việt làm nghề này có thể tích lũy vốn liếng. (Ảnh: Duy Trinh/TTXVN)
Thu hoạch hành trên đồng với giá 12 ruble/kg. Mỗi ngày một người Việt thu hoạch được khoảng 2-2,5 tạ. (Ảnh: Duy Trinh/TTXVN)
Thu hoạch hành trên đồng với giá 12 ruble/kg. Mỗi ngày một người Việt thu hoạch được khoảng 2-2,5 tạ. (Ảnh: Duy Trinh/TTXVN)
Trong giai đoạn mùa Đông, do giá thuê nhà kính trồng rau nên tiền công trả cho người trồng rau cũng bị thấp đi, thu nhập chỉ đủ trang trải chi phí cho họ sống qua ngày. (Ảnh: Duy Trinh/TTXVN)
Trong giai đoạn mùa Đông, do giá thuê nhà kính trồng rau nên tiền công trả cho người trồng rau cũng bị thấp đi, thu nhập chỉ đủ trang trải chi phí cho họ sống qua ngày. (Ảnh: Duy Trinh/TTXVN)

(Nguồn: TTXVN)

Độc đáo lễ Đám Chay của đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều

Nguyễn Trang |

Người đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều cư trú nơi miền núi phía Tây huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị từ bao đời nay. Được Đảng, Nhà nước quan tâm, chăm lo với nhiều chính sách đổi mới, bà con người Bru- Vân Kiều không ngừng nỗ lực hướng đến đời sống ngày càng ấm no, tiến bộ. Tuy cuộc sống có nhiều thay đổi song thuần phong mỹ tục luôn được người dân giữ gìn, phát huy qua từng thế hệ. Trong đó, không thể không nhắc đến lễ Đám Chay- nét văn hóa truyền thống độc đáo có lịch sử hình thành lâu đời, được lưu giữ trọn vẹn cho đến ngày nay, mang đậm bản sắc riêng của người đồng bào dân tộc Bru- Vân Kiều giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.

Phóng sự ảnh: Đông Hà ngày mới

Trần Tuyền |

Đông Hà - thành phố tỉnh lỵ của Quảng Trị - ngày càng “thay da đổi thịt”, tràn đầy sức sống. Từ bộn bề khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP. Đông Hà chung sức, đồng lòng dựng xây nên thành phố xanh - sạch - đẹp như bây giờ.

Cá lóc nướng - thương nhớ miền quê

Nguyễn Việt Hà |

Từ xưa cho đến nay, với người nông dân chân lấm tay bùn thì cánh đồng và những dòng sông luôn ban cho con người nguồn hoa lợi. Từ đó họ đã trân quý và chọn lựa con cá, con tôm nhỏ bé để tạo ra món ngọt ngon dâng đời. Món cá lóc nướng cũng như cách chế biến khá đa công đã tạo nên một món ăn đặc sắc của người Quảng Trị, đặc biệt khi tết đế xuân sang…

Nhọc nhằn đời xe ôm

Lê Minh Hà |

Thành phố Đông Hà (Quảng Trị) chỉ gần 90 ngàn dân, nhưng cuộc “cạnh tranh” trong vận tải hành khách khiến cánh xe ôm ngày càng khốn đốn, sự xuất hiện của xe buýt ở các tuyến đường nội thành và gần đây lấn sang các tuyến đường nội thị khiến những người chạy xe ôm càng thêm điêu đứng. Anh Nguyễn Văn Thắng (phường Đông Thanh, Đông Hà, Quảng Trị) nói với chúng tôi trong nỗi nhọc nhằn “nỏ biết mần răng được, đó là sự thay đổi của cuộc sống...”