Hình ảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"

PV |

Nhân dịp kỷ niệm 68 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" (7/5/1954 - 7/5/2022), báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu những hình ảnh tư liệu về "mốc son chói lọi" trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.


Chiều 7/5/1954, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp, bắt sống tướng chỉ huy De Castries, kết thúc thắng lợi trận quyết chiến chiến lược kéo dài suốt 56 ngày đêm.

Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến-Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ảnh: Triệu Đại - TTXVN
Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến-Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ảnh: Triệu Đại - TTXVN

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi, được ghi vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ 20, buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva (7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ kéo dài 9 năm (1945-1954). Đồng thời, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài hàng thế kỷ, mở ra bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia. 

Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm này. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm này. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Sự đóng góp to lớn của lực lượng dân công, bảo đảm hậu cầu cho chiến dịch là một trong những nguyên nhân chính làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: TTXVN
Sự đóng góp to lớn của lực lượng dân công, bảo đảm hậu cầu cho chiến dịch là một trong những nguyên nhân chính làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: TTXVN
Bộ đội hành quân lên Tây Bắc tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: TTXVN
Bộ đội hành quân lên Tây Bắc tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: TTXVN
Trận pháo kích vào cứ điểm Him Lam, mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Trận pháo kích vào cứ điểm Him Lam, mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Những khẩu đại bác 105 ly nặng trên 2 tấn được kéo qua đèo dốc gập ghềnh đến vị trí chờ ngày nổ súng. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Những khẩu đại bác 105 ly nặng trên 2 tấn được kéo qua đèo dốc gập ghềnh đến vị trí chờ ngày nổ súng. Ảnh: Tư liệu TTXVN
17 giờ 30 phút ngày 13/3/1954, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng tấn công Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
17 giờ 30 phút ngày 13/3/1954, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng tấn công Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Các đơn vị xung kích của ta tấn công sân bay Mường Thanh và làm chủ sân bay từ chiều 22/4, cắt đứt đường tiếp tế cho Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Các đơn vị xung kích của ta tấn công sân bay Mường Thanh và làm chủ sân bay từ chiều 22/4, cắt đứt đường tiếp tế cho Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Các đơn vị xung kích của ta tấn công, tiêu diệt địch trên đồi A1 - cứ điểm quan trọng nhất của toàn bộ khu phòng ngự phía đông của địch, tấm lá chắn cuối cùng bảo vệ khu Trung tâm Tập đoàn cứ điểm. Chiến thắng của quân ta trên đồi A1 đã trở thành một trong những chiến công huyền thoại đi vào lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Các đơn vị xung kích của ta tấn công, tiêu diệt địch trên đồi A1 - cứ điểm quan trọng nhất của toàn bộ khu phòng ngự phía đông của địch, tấm lá chắn cuối cùng bảo vệ khu Trung tâm Tập đoàn cứ điểm. Chiến thắng của quân ta trên đồi A1 đã trở thành một trong những chiến công huyền thoại đi vào lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Tướng De Castries cùng toàn bộ Bộ tham mưu Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ra hàng, chiều ngày 7/5/1954. Ảnh: Triệu Đại - TTXVN
Tướng De Castries cùng toàn bộ Bộ tham mưu Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ra hàng, chiều ngày 7/5/1954. Ảnh: Triệu Đại - TTXVN
Lá cờ “Quyết chiến-Quyết thắng” và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lễ diễu hành mừng chiến thắng tại Điện Biên Phủ giữa tiếng reo hò vang dậy của bộ đội, dân công và nhân dân các dân tộc Điện Biên. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Lá cờ “Quyết chiến-Quyết thắng” và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lễ diễu hành mừng chiến thắng tại Điện Biên Phủ giữa tiếng reo hò vang dậy của bộ đội, dân công và nhân dân các dân tộc Điện Biên. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu cho các chiến sĩ lập nhiều chiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu cho các chiến sĩ lập nhiều chiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao lá cờ “Quyết chiến-Quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị lập công. Điện Biên Phủ là một trong những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử Việt Nam, khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao lá cờ “Quyết chiến-Quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị lập công. Điện Biên Phủ là một trong những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử Việt Nam, khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chiến thắng Điện Biên Phủ buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva (7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ kéo dài 9 năm (1945-1954). Ảnh: TTXVN
Chiến thắng Điện Biên Phủ buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva (7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ kéo dài 9 năm (1945-1954). Ảnh: TTXVN

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Lòng người quy phục

Lâm Quang Huy |

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị 1/5 (1972-2022); 47 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 (1975-2022), cũng là dịp 715 năm vùng đất Quảng Trị về với Đại Việt (1307- 2022). Trong quá trình phát triển, Quảng Trị luôn khẳng định được vai trò, vị trí rất quan trọng của mình với những hành động sáng tạo, việc làm kịp thời, chính sách nhân văn khiến lòng người luôn quy phục.

Chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972

PV |

…Về đến tỉnh Quảng Trị, tôi được bố trí nghỉ lại “nơi đón tiếp” của Ban tổ chức Tỉnh ủy để đợi phân công công tác. Và phải đến 4 ngày sau tôi mới nhận được quyết định về Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy nhận công tác. Anh Hồ Như Ý, Phó trưởng Ban Tuyên huấn, kiêm Tổng Biên tập báo Cứu Nước đón tôi rất niềm nở và phân công tôi làm công tác “Huấn học” và kiêm biên tập tin cho tờ báo. Vậy là hằng ngày tôi và anh Lê Văn Cần (Lê Bình Phương) thay nhau ôm cái đài Ôrionton để ghi tin đọc chậm được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh Giải phóng, sau đó tổng hợp rồi biên tập lại để đăng trên báo Cứu Nước.

Sức sống mới ở chiến khu xưa

Đức Việt |

Bên dòng sông Ba Lòng uốn lượn theo bãi biền xanh ngát của nương ngô, ruộng lạc, đỗ xanh từ lâu nổi tiếng là nông sản đặc trưng ở vùng chiến khu xưa Ba Lòng ngày nay đã trở thành một miền quê bình yên và trù phú. Tròn 50 năm quê hương Quảng Trị được giải phóng, có dịp trở lại miền đất này, chứng kiến bao sự đổi thay nơi đây khiến nhiều người không khỏi bồi hồi và xúc động.

Những năm tháng không thể nào quên

Tây Long |

Ở vào tuổi “xưa nay hiếm” khiến các ông: Lê Văn Hoan, Nguyễn Minh Kỳ, Dương Tú Anh quên đi nhiều điều. Thế nhưng, ký ức về ngày giải phóng Quảng Trị vẫn in sâu trong tâm trí, trái tim các ông.