Nghề kéo xăm

Trần Tuyền |

Dọc vùng biển bãi ngang huyện Gio Linh (Quảng Trị) có nghề kéo xăm đánh bắt thủy sản gần bờ. Nghề này không dùng máy móc, trang thiết bị hiện đại mà chỉ cần 1 chiếc ghe lớn, 1 tấm lưới xăm rộng và sức của nhiều người cộng lại. Mặc dù là nghề thời vụ, mỗi năm chỉ kéo dài từ tháng 6 - 8 âm lịch nhưng nghề này mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân bãi ngang.

4 giờ chiều một ngày đầu hạ, trên bãi biển Xóm 1, thôn Hà Lợi Trung, xã Trung Giang có 20 người đàn ông đang tất bật chuẩn bị ngư cụ cho chuyến kéo xăm. Họ phân chia công việc rất rõ ràng. Sau khi hợp sức đưa được chiếc ghe đội (thuyền nan dài và to, có thể chứa được khoảng 10 người) ra mép nước, 9 người leo lên ghe rồi chèo ra phía biển. Những người còn lại đợi trên bờ, giữ một đầu dây có đường kính bằng cổ tay người lớn, đầu bên kia được buộc vào ghe.

Chiếc ghe rẽ sóng lướt đi theo từng nhịp chèo. Có 5 người phụ trách điều khiển ghe, 1 người ở đuôi ghe giữ lái, 4 người còn lại chèo mạnh theo nhịp để ghe tiến lên phía trước. Trên chiếc ghe đội, không có bất cứ một máy móc, thiết bị kim khí nào. Tất cả quá trình đánh bắt đều được tiến hành thủ công bằng sức người. Khi ghe đến đoạn cách bờ khoảng 200 m, phát hiện thấy ón (luồng) cá, họ chèo chầm chậm và bắt đầu thả xăm. Xăm là một loại lưới có mắt lưới nhỏ, hình chiếc phễu, dùng để đánh bắt những loại cá nhỏ như: Cá ruội, cá cơm, cá đục, cá ngạnh, cá đù... trong phạm vi đường kính từ 250 - 300 m.

Nghề kéo xăm không chỉ mang lại thu nhập cho ngư dân mà còn giúp họ thắt chặt tình đoàn kết - Ảnh: TRẦN TUYỀN
Nghề kéo xăm không chỉ mang lại thu nhập cho ngư dân mà còn giúp họ thắt chặt tình đoàn kết - Ảnh: TRẦN TUYỀN

2 giờ sau, người trên ghe thả xong tấm lưới xăm. Trong quá trình thả xăm, những người đàn ông trên bờ cũng đi bộ theo hướng ghe và kéo theo đầu dây nối với ghe. Khi hoàn tất công đoạn thả xăm, một đầu lưới xăm sẽ được ghe kéo vào bờ và đầu còn lại do những người trong bờ kéo. Trước lực cản của nước, việc kéo lưới thủ công khá tốn sức. Vì vậy, những người đàn ông trên bờ phải dùng thêm một cái thắt lưng buộc vào đoạn dây thừng để kéo xăm vào. Họ vừa giữ cho dây đi đúng hướng vừa đi giật lùi lên bờ cát. Chốc chốc, họ lại tiến tới phía trước, buộc thắt lưng vào dây rồi kéo xăm vào. Sau khoảng 1 tiếng rưỡi, khi ghe vào cách bờ khoảng 20-30 m thì ngư dân tiến hành “nậu”. Lúc này, trên ghe sẽ cử 2 người lặn giỏi nhảy xuống nước. 1 người lặn xuống đáy để dùng kẹp tre móc 2 đầu chì của xăm lại với nhau, người còn lại đè cho chì sát đáy biển, không để cá chui ra ngoài. Đây là công đoạn khó nhất, bởi nếu làm không đúng cách, cá sẽ chui ra khỏi lưới.

Mất thêm 2-3 tiếng nữa để nậu xong lưới. Đáy xăm đã nặng cá, ngư dân tiến hành kéo xăm lên thuyền và di chuyển vào bờ. Số cá đánh bắt được sẽ chia đều, trong đó chủ ghe và 2 người lặn nậu sẽ được phần nhiều hơn. Những ngư dân lành nghề nơi đây kể lại rằng, nghề kéo xăm ra đời ở vùng biển bãi ngang huyện Gio Linh từ những năm 70 của thế kỷ XX. Trước đây, mỗi thôn có 1 hợp tác xã, mỗi hợp tác xã có nhiều đội, mỗi đội có 1 ghe, 1 ghe có từ 16-18 người. Sau này, nhận thấy mô hình hợp tác xã hoạt động không hiệu quả nên các đội tự tách ra làm riêng. Từ đó, đời sống của ngư dân dần khấm khá hơn.

Hiện nay, dọc vùng biển bãi ngang huyện Gio Linh có thôn Hà Lợi Trung và Cang Gián còn giữ nghề này. Trong đó, thôn Hà Lợi Trung còn 2 chiếc ghe đội. Mặc dù là nghề thời vụ, mỗi năm chỉ hoạt động từ tháng 6 - 8 âm lịch, nhưng ngư dân nơi đây có nguồn thu nhập khá từ kéo xăm. Có ghe may mắn trúng đậm 5 - 7 tấn cá trong 1 chuyến đánh bắt, thu được khoảng 8 triệu đồng. Số cá sau khi đánh bắt lên sẽ được bán cho các tiểu thương hoặc phơi khô, làm nước mắm nguyên chất. Ngoài việc có thu nhập khá để trang trải cuộc sống, ngư dân nơi đây vẫn gìn giữ nghề kéo xăm bằng ghe đội bởi một lý do khác. Đó là nghề này giúp họ thắt chặt tình đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình đánh bắt thủy sản. Đây là truyền thống từ xa xưa của ông cha để lại và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Tạo việc làm cho nhiều lao động từ nghề gia công tóc giả

Bảo Bình |

Khởi nghiệp với nghề còn mới mẻ trên địa bàn tỉnh là làm tóc giả, đến nay, cơ sở gia công tóc giả do chị Nguyễn Thị Tuyên (sinh năm 1997), ở thôn Xuân Viên, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) làm chủ đã góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập hằng tháng tương đối tốt.

Độc đáo nghề câu cá không cần mồi

Trần Tuyền |

Nghề câu kiều (hay còn gọi là câu vương) được du nhập vào Thôn 5, xã Gio Hải, huyện Gio Linh (Quảng Trị) từ năm 1990. Đây là nghề có một không hai bởi câu được cá nhưng không cần mồi. Đặc biệt, dọc dài vùng biển của tỉnh Quảng Trị chỉ có ngư dân Thôn 5 là hành nghề này.

Gìn giữ những nét đẹp truyền thống "làng cổ, nghề xưa" ở Cự Đà

PV |

Cùng với Đường Lâm, Cự Đà là một trong hai ngôi làng cổ còn lại của thủ đô và là điểm đến thú vị đối với những người muốn tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề trong thời đại công nghệ số

Hà Phương |

Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, thành thạo công nghệ là một trong những mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp khi chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh từ phương thức truyền thống sang sử dụng công nghệ. Để đáp ứng những yêu cầu mới trong công việc, đòi hỏi người lao động cần phải có những kiến thức cơ bản về công nghệ, tay nghề chuyên môn vững vàng để bắt kịp và hòa nhập với xu thế phát triển chuyển đổi công nghệ số.