Tháng 9 về làng An Thái

Xuân Dũng |

Đầu tháng 9 chúng tôi có dịp về lại một làng quê hiền hòa, nương mình ven sông Hiếu, tạo nên một một dấu ấn hương thôn lâu đời trên đất đai Cam Lộ.

Thôn An Thái thuộc xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị là một vùng quê có tuổi đời đã vài ba thế kỷ. Từ thuở lập làng, chắc các bậc tiền hiền cũng mong mỏi nhân hưng vật thịnh nên mới đặt tên làng là An Thái. Rồi hậu duệ đời sau, nối tiếp nhau tô bồi truyền thống của làng, luôn hướng về nguồn cội những bậc tiền khai khẩn, hậu khai canh tạo dựng nên thôn xóm hôm nay. Máu xương và mồ hôi của tiền nhân cũng đã hòa quyện máu xương của những thế hệ sau này của người dân địa phương để tạo nên độc lập, tự do cho Tổ quốc và an bình cho quê hương hôm nay trong tâm nguyện thiết tha “Uống nước nhớ nguồn”.

Thu hoạch lúa bằng cơ giới trên đồng làng An Thái
Thu hoạch lúa bằng cơ giới trên đồng làng An Thái

An Thái là làng quê có truyền thống lâu đời, có nhiều câu chuyện chưa dễ nhiều người đã biết. Cho nên mỗi khi có dịp chuyện trò những người cao niên của làng nhắc lại chuyện xưa cũng là để “ôn cố tri tân”, cũng là mong mỏi dấu xưa chuyện cũ đáng nhớ không trôi vào quá vãng. Ông Lê Quang Cương, Trưởng làng An Thái, một nhà giáo đã nghỉ hưu cho biết: làng được thành lập vào cuối thế kỷ 18. Ông còn nói thêm, trên mảnh đất mà mọi người đang đứng  cạnh đình làng, xưa là chùa An Thái. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, các đồng chí Lê Duẩn, Bùi San...đã về đây hoạt động bí mật cùng các đảng viên địa phương bàn định các kế hoạch vận động quần chúng, đánh đuổi ngoại xâm. Ông nói : "Tôi mong cấp trên phục dựng lại ngôi chùa đã bị chiến tranh tàn phá vì nó không chỉ là di sản văn hóa địa phương mà còn xứng đáng công nhận là di tích lịch sử".

Làng An Thái có 100 hộ dân với hơn 400 nhân khẩu, 80 ha đất sản xuất nông nghiệp. Xưa kia cho đến bây giờ, đây vẫn là vùng đất bán sơn địa, có đồng ruộng gần với nơi ở của bà con, cũng có thể gọi là ảnh hưởng của văn minh lúa nước khi hưởng lợi tự nhiên từ con sông Hiếu. Đây cũng là nơi cung cấp lương thực chủ yếu cho bà con nông dân địa phương, nuôi sống người dân nơi đây từ bao đời nay và cũng tạo nên cảnh quan làng quê khi nhắc đến địa danh An Thái. Đương nhiên thế mạnh của An Thái còn là cây màu, nhất là cây lạc và trồng rừng, chăn nuô gia súc, gia cầm hợp thành bức tranh kinh tế toàn cảnh cho sự đi lên của làng quê này. Anh Trần Đức Huấn, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn An Thái cho biết: thôn từ 28 hộ nghèo nay chỉ còn 7 hộ nghèo, chủ yếu là người già, neo đơn, không đủ sức lao động.

Chuyện đói nghèo, lạc hậu hầu như đã trở thành dĩ vãng của làng quê An Thái. Mặc dù để có được những thành quả như hôm nay, vùng quê này cũng đã phải vượt qua rất nhiều những đoạn trường đói khát, đạn bom, cơ cực, ốm đau, những thử thách cam go trong mỗi chặng đường nhạt muối vơi cơm. Nhưng tất cả những gian nan ấy đã không khuất phục được đất và người An Thái. Bằng nội lực và quyết tâm của mình, bà con nơi đây đã chịu thương chịu khó, đùm bọc nhau bằng qua những chông gai để tìm bước đến bến bờ hạnh phúc, ấm no.

Trạm bơm đầu làng An Thái
Trạm bơm đầu làng An Thái

  Câu chuyện đi lên của An Thái cũng như nhiều làng quê, khu phố ở quê hương Cam Lộ đã minh chứng cho khát vọng đổi đời của người dân từ ngàn xưa cùng với sự lãnh đạo của đảng bộ, chính quyền các cấp mới có một hôm nay như chúng ta đã thấy. Đó quả thực là sự cộng hưởng và  thăng hoa từ ý Đảng, lòng dân trong cuốc sống hôm nay, khi tất cả chung một ý chí, muôn tấm lòng như một xây đắp quê hương ngày càng ấm no, tươi đẹp và phát triển.

 Nông thôn mới đã hiện rõ trên gương mặt làng quê này qua những năm tháng cần lao, qua những nghĩ suy hằn lên trên đất đai hương hỏa. Đi trong An Thái khi mùa Hè vẫn chưa hết nắng vàng rực rỡ và mùa Thu se sắt vẫn còn ngập ngừng đâu đó, tiết trời như muốn giao mùa, rạo rực những khát khao dựng xây và cống hiến, những tâm tưởng giao hòa giữa đất và trời, giữa khung cảnh với lòng người như hòa quyện cho những ngày đã qua và đang tới. Những ngôi nhà, những con đường, những cảnh sắc không dễ lãng quên, một khi cảm nhận được sức mạnh nội sinh, chia sẻ được với những khát khao cháy bỏng vì quê hương mà sống hết mình cho những ước mơ sớm trở thành hiện thực. Đó cũng là thông điệp tươi tắn, rạng ngời được thắp lên từ vùng quê An Thái.

Một vùng quê xinh đẹp, hiền hòa bên dòng sông Hiếu đã tích tụ khí thiêng sông núi, quê nhà mà hình thành nên dáng vẻ bây giờ, với đầy đủ diện mạo sinh động và hứa hẹn nhiều điều trong mai hậu. Tất cả sẽ còn đọng lại dài lâu trong sắc hương An Thái, trong kỷ niệm của những người đang sống và những ngày đáng sống của quê hương.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Truyền thống cách mạng của vùng quê Chợ Cạn

Minh Kha - Cảnh Thu |

Chợ Cạn thuộc xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị được mọi người biết đến là một trong những “chiến khu” cách mạng. Những năm 1947, 1948 Chợ Cạn là nơi diễn ra các trận chiến đấu ác liệt giữa quân và dân ta với thực dân Pháp xâm lược. Với vai trò là chiến khu chống giặc, cán bộ, chiến sĩ và nhiều cơ sở cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng bám đất giữ làng, chiến đấu ngoan cường, lập công xuất sắc, xây dựng vững chắc thế trận và bảo vệ thành quả cách mạng.

Nơi hội tụ và lưu giữ các giá trị lịch sử, văn hóa

Thu Hạ |

Gio Linh, mảnh đất với nhiều di tích, địa danh huyền thoại đã đi vào lịch sử như một biểu tượng của lòng dũng cảm, ý chí đấu tranh bất diệt của quân và dân ta trong các cuộc chiến tranh vệ quốc. Từ những giá trị đặc biệt đó, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Gio Linh đang nỗ lực tận dụng lợi thế để từng bước khai thác, phát triển bền vững những tiềm năng du lịch gắn với với bảo tồn, gìn giữ các giá trị lịch sử, chiến tranh cách mạng.

Đakrông - xứ của đại bàng

Xuân Đức |

Đakrông (Quảng Trị), miệt đất nối liền mạch những vùng đồi bán sơn địa của Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong lên với núi rừng Trường Sơn hùng vĩ phía tây Quảng Trị. Trước ngày 17 tháng 2 năm 1996, địa danh Đakrông chỉ là tên một xã miền núi không hề có chút ấn tượng gì khác lạ để người khác chú ý. 

Nhớ mãi hình ảnh Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nơi vùng “rốn lũ” Hải Lăng năm ấy

Đào Tâm Thanh |

Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Lê Khả Phiêu, (sinh năm 1931), nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đã từ trần vào hồi 2 giờ 52 phút ngày 7 tháng 8 năm 2020 tại Hà Nội. Bài viết nhỏ này ghi lại những thời khắc hơn 20 năm về trước trong chuyến công tác của Tổng Bí thư tại Hải Lăng như nén tâm hương tưởng nhớ đồng chí Lê Khả Phiêu, người đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.