Truyền thống cách mạng của vùng quê Chợ Cạn

Minh Kha - Cảnh Thu |

Chợ Cạn thuộc xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị được mọi người biết đến là một trong những “chiến khu” cách mạng. Những năm 1947, 1948 Chợ Cạn là nơi diễn ra các trận chiến đấu ác liệt giữa quân và dân ta với thực dân Pháp xâm lược. Với vai trò là chiến khu chống giặc, cán bộ, chiến sĩ và nhiều cơ sở cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng bám đất giữ làng, chiến đấu ngoan cường, lập công xuất sắc, xây dựng vững chắc thế trận và bảo vệ thành quả cách mạng.

Cụ ông Trần Văn Khuy - 70 tuổi Đảng ở thôn Thượng Phú Phường, xã Triệu Sơn nhớ lại: Nói đến Chợ cạn có câu tục ngữ “Muốn bắt Việt Minh về Chợ Cạn, Muốn lấy súng đạn thì lên Chiến Khu” cho nên bọn địch về đóng chiếm vì chợ Cạn nuôi nấng cán bộ. Có Đảng ra công khai lãnh đạo việc đánh đỗ đế quốc ngày càng lớn mạnh ngày càng thắng to. 9 năm đánh Pháp đuổi chúng ra khỏi đất nước, nhờ có Đảng mà đời sống nhân dân gấp 10 lần ngày xưa.

Bia Di tích Chiến khu Chợ Cạn
Bia Di tích Chiến khu Chợ Cạn

Cùng với các địa phương khác trong tỉnh Quảng Trị, trải qua 75 năm kể từ ngày cách mạng tháng Tám thành công, 45 năm đất nước thống nhất, cán bộ, nhân dân vùng Chiến khu Chợ Cạn xã Triệu Sơn đã đồng lòng, đồng sức xây dựng quê hương vững bước đi lên trên con đường đổi mới. Người dân nơi đây đã, đang giữ vững và phát huy truyền thống của 1 vùng quê cách mạng. Thế hệ trẻ xã Triệu Sơn hôm nay đã tiếp bước cha anh đi trước đã cống hiến sức trẻ trong việc xây dựng quê hương ngày thêm khởi sắc, anh Nguyễn Thái Thiên, Bí thư Đoàn TNCS xã Triệu Sơn tự hào cho biết: “Tiếp bước thế hệ cha anh đi trước, hàng năm tuổi trẻ tổ chức các chương trình xung kích, tình nguyện, tích cực tham phát triển kinh, tiến quân ra vùng cát. Đoàn đã tổ chức lễ kết nạp và giới thiệu cho đoàn viên thanh niên về truyền thống quê hương qua 2 cuộc kháng chiến, giới thiệu những đoàn viên ưu tú để kết nạp Đảng…”

Những nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Triệu Sơn trong việc kiến thiết quê hương sau những hoang tàn đổ nát của chiến tranh đã được minh chứng bằng những đổi thay vượt bậc trong phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh tại địa phương. Sau ngày đất nước thống nhất, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Triệu Sơn đã phát huy truyền thống cách mạng, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 13,8%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 43,301 triệu đồng. Nhờ có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn trong phát triển kinh tế , hiện toàn xã đã xây dựng được hàng chục mô hình kinh tế cho thu nhập cao, từ 100 triệu đồng trở lên, chủ yếu là mô hình VAC và sen - cá. Các làng nghề truyền thống được quy hoạch sản xuất tập trung đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Tận dụng thế mạnh vùng cát để phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình theo nghị quyết của Đảng ủy đã đề ra. Tập trung đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn; đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phấn đấu cuối năm 2025 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Đồng chí Nguyễn Hữu Vãn - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Triệu Sơn cho biết: “Với cái nói cách mạng, từ truyền thống đó cán bộ nhân dân đảng viên đã đoàn kết đồng hành và không ngừng phấn đấu đưa Triệu Sơn ngày càng đi lên xứng tầm. với các các địa phương khác trong huyện  và không phụ lòng lớp cha anh đi trước. Đặc biệt với những chủ trương, nghị quyết sát đúng của cấp trên và của Đảng bộ, chính quyền xã Triệu Sơn, cán bộ và nhân dân xã nhà đã biết đứng dậy sau mất mát, đau thương, đoàn kết một lòng xây dựng làng quê nơi Chiến khu Chợ Cạn năm xưa nay đã thực sự thay da đổi thịt, cuộc sống của bà con nhân dân đã bước sang một trang mới”.

Một góc Chợ Cạn ngày nay
Một góc Chợ Cạn ngày nay

Trở lại Triệu Sơn trong những ngày tháng Tám lịch sử này mới thấy hết được bộ mặt làng quê nơi Chiến khu Chợ Cạn năm xưa nay đã thực sự thay da đổi thịt, đường làng ngõ xóm được xây dựng khang trang, nhiều công trình di tích lịch sử được đầu tư tôn tạo, giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay. Cuộc sống người dân đã thực sự ấm no, hạnh phúc, đó chính là thành quả của ý chí tự lực tự cường, của niềm tin son sắt đối với Đảng, Bác Hồ và sự Cách mạng mà Nhân dân ta đã lựa chọn.

(Nguồn: Cổng TTĐT huyện Triệu Phong)

TAGS

Âm hưởng núi rừng trong các bài hát về Đakrông

Võ Thế Hùng |

Đakrông - nơi của đại ngàn rừng xanh núi thẳm, nơi của những dòng suối mát, những dòng thác huyền bí chứa đựng những giai thoại đẹp về tình yêu và bản làng. Đakrông - nơi sinh sống của nhiều tộc người Pa Cô, Bru - Vân Kiều, Kinh… với nhiều giá trị bản sắc văn hóa độc đáo, trong đó có nét đặc trưng về âm nhạc vô cùng phong phú và đa dạng. Nhiều nhạc sĩ đã tiếp cận, khai thác những giá trị ấy để viết về vùng đất Đakrông huyền thoại, sâu nặng nghĩa tình chung thủy.

Ba Lòng, miền thơm thảo ngọt lành

Cẩm Nhung |

Tôi vẫn nghĩ rằng Ba Lòng là một ân tứ của thiên nhiên đền bồi cho xứ sở đồi núi vừa hiểm trở lại khó nghèo Đakrông - vùng đất phía tây nam Quảng Trị. Đã nhiều lần Kim Oanh, cô bạn thân của tôi mời mọc: “Mày hãy đến thăm quê tao. Quê hương tao là một thung lũng xanh mỡ màu, thơ mộng và bình yên lắm”. Ba Lòng miền non xanh nước biếc, và không chỉ có thế, Ba Lòng sớm vươn dậy là đất anh hùng, chuyện ấy mọi người nói đã nhiều, đâu phải bạn tôi tự nhiên tự hào về quê hương của nó.

Già làng Côn Hương: “Tôi chọn 100”

Lê Minh Hà |

Không ngạc nhiên lắm với việc người đồng bào dân tộc Pa Cô ở xã Tà Rụt (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) hiến đất để làm các công trình công cộng, phục vụ cộng đồng và đời sống dân sinh vì công việc này đối với xã Tà Rụt nó đã mang tính phổ biến. Nhưng chúng tôi ngạc nhiên bởi câu nói của già làng Côn Hương, khi ông hiến hàng nghìn mét đất để xây dựng nhà cộng đồng thôn bản và làm đường dân sinh không một chút đắn đo suy nghĩ: “Hiến đất làm công trình cho cộng đồng là chọn số trăm, thay vì chọn cho riêng mình…”

Những mùa trăng bến hẹn

Minh Anh |

Mỗi khi xe từ quốc lộ 1A đi ngang qua địa danh thị xã Quảng Trị, tôi thường dừng lại để ngắm nhìn sông Thạch Hãn hiền hòa, chầm chậm xuôi dòng về phía những bãi bờ, xóm làng xanh thẫm, nao nao đến vô cùng. Vì lẽ đó mà 14 năm trước, mê đắm  “nhan sắc” này, tôi đã ở lại mảnh đất miền Trung tràn nắng gió. Năm ấy, cũng là mùa hè, trời thì xanh cao vời vợi, từng đám mây trắng bồng bềnh trôi theo cơn gió, và ảo diệu thay trên trời như thế nào dưới làn nước trong xanh cũng từng đám mây trắng bập bềnh theo dòng nước.