Văn nhân Lê Đức Dục

Phạm Xuân Dũng |

Lê Đức Dục là một trong những nhà báo năng động, xông xáo của báo Tuổi Trẻ, giành được nhiều giải thưởng báo chí quan trọng.

Nhắc đến anh với vai trò ký giả, bạn đọc sẽ nhớ nhiều đến một Lê Đức Dục luôn nóng hổi với những bài viết về biên giới, biển đảo; một Lê Đức Dục khác nữa lại cũng luôn đau đáu tiếp sức cho học sinh nghèo vượt khó, nạn nhân chất độc da cam và những mảnh đời cần những trái tim thiện nguyện.

Văn nhân Lê Đức Dục
Nhà báo Lê Đức Dục (áo đỏ).

Nhưng anh còn là nhà thơ dù bản thân anh không hề tự nhận mình như thế. Thơ Lê Đức Dục thường man mác hồn quê và nheo mắt đa tình. " Bây giờ em đã thành nỗi nhớ/Mưa bão nằm quên cuối tháng mười/ Miền xuân về biếc ngoài song cửa/Ký ức hiền như dòng sông trôi/ Lòng anh hóa rộng dài bờ bãi/ Phù sa kỷ niệm ngấu đôi bờ/ Giêng hai trời đất mang áo mới/ Xuân này em còn mang áo xưa/ Có người ngồi giặt nơi bến cũ/ Nắng tầm xuân thơm áo Hà Đông/ Có giữ buồn vui thời thiếu nữ/ Hay thả trôi vời cuối mái sông?/ Có nghe ngọn nắng buồn hỏi nhỏ: / Còn nhớ hay quên thưở yêu người?/ Một phía dòng sông thương bến lở/ Một phía tình ai mãi đắp bồi..." (Nắng tầm xuân).

Ký Lê Đức Dục cũng thường ám gợi da diết hoài niệm, nhất là mỗi khi nhắc đến quê nhà. Anh từng được báo Văn nghệ (tờ báo của Hội Nhà văn Việt Nam) tặng thưởng bút ký hay năm 1996. Trong bút ký "Thương quá quê nhà" người đọc dễ đồng cảm với người viết sau khi nói về những món ăn nhà quê của dân Quảng Trị: "Hóa ra hạnh phúc nhiều khi không phải là dư giả áo cơm, tưng bừng cao lương mỹ vị.

Văn nhân Lê Đức Dục bên bia tưởng niệm vụ thảm sát Tổng Chúp
Văn nhân Lê Đức Dục bên bia tưởng niệm vụ thảm sát Tổng Chúp

Chỉ cần biết quê nghèo đã chắt chiu từ mưa nắng đất đai cho ta những vị mặn mòi nồng ấm, như mẹ nghèo vẫn cho ta lớn khôn bằng hạt lúa, củ khoai và lời ru hời hỡi.

Ngần ấy thôi, đủ ta lúc cô lẻ chốn đất khách quê người còn có một nơi để nỗi hoài hương ngược miền cố xứ, có cháo bột cá tràu, có chếnh choáng Kim Long, có người em gái nâu mắt thẳm huyền, có một nơi cho nỗi nhớ biết chốn đi về, ngược xuôi trong miền ký ức... là Kẻ Diên, là Quảng Trị quê nhà".

TAGS

25 năm Việt Nam-Hoa Kỳ: Những người hồi sinh vùng ''đất chết''

Nguyên Lý |

Tại Quảng Trị - vùng đất khói lửa chiến tranh - có những con người bao năm qua vẫn đang cần mẫn thực hiện công việc thầm lặng mà vô cùng nguy hiểm: rà phá bom mìn để hồi sinh những "vùng đất chết."

Nhà cách mạng Hồ Xuân Lưu: Một con người, hai tên đường

Phạm Xuân Dũng |

Đây là sự lạ, trường hợp đặc biệt hi hữu của một nhà cách mạng Việt Nam. Nhân bài viết này, chúng tôi cũng muốn chuyển tải một số thông tin với nhiều người vẫn còn mới mẻ. Đó là những câu chuyện liên quan đến chiến sĩ cộng sản Hồ Xuân Lưu (Trần Quốc Thảo) quê Quảng Trị.

Độc đáo lễ Đám Chay của đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều

Nguyễn Trang |

Người đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều cư trú nơi miền núi phía Tây huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị từ bao đời nay. Được Đảng, Nhà nước quan tâm, chăm lo với nhiều chính sách đổi mới, bà con người Bru- Vân Kiều không ngừng nỗ lực hướng đến đời sống ngày càng ấm no, tiến bộ. Tuy cuộc sống có nhiều thay đổi song thuần phong mỹ tục luôn được người dân giữ gìn, phát huy qua từng thế hệ. Trong đó, không thể không nhắc đến lễ Đám Chay- nét văn hóa truyền thống độc đáo có lịch sử hình thành lâu đời, được lưu giữ trọn vẹn cho đến ngày nay, mang đậm bản sắc riêng của người đồng bào dân tộc Bru- Vân Kiều giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.

Một vùng biên Quảng Trị

Xuân Dũng |

La Lay là một thôn bản đồng bào dân tộc Pa Kô thuộc xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, cách Đông Hà khoảng 120 cây số.