Một vùng biên Quảng Trị

Xuân Dũng |

La Lay là một thôn bản đồng bào dân tộc Pa Kô thuộc xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, cách Đông Hà khoảng 120 cây số. 

Tên cửa khẩu quốc tế cũng lấy từ tên bản. Bà con nơi đây sinh sống giữa núi đồi, cư trú hai bên con đường chạy lên cửa khẩu Việt-Lào. Toàn thôn có 70 hộ với hơn 330 nhân khẩu. Bên cạnh những nóc nhà sàn cổ truyền là những ngôi nhà trệt như đồng bào miền xuôi là hình ảnh pha trộn khi giao lưu văn hóa giữa đồng bằng với vùng cao, kể cả trong chuyện lớn như chuyện tạo dựng nên mái ấm. Người dân bản địa dẫu có tiếp xúc với thế giới bên ngoài vẫn giữ được căn cốt văn hóa của mình. Đặc biệt, một đặc điểm dễ thấy ở biên cương, dù là nơi thâm sơn cùng cốc thì đồng bào luôn coi bộ đội biên phòng như người nhà của mình.

Già làng Kôn Thương với nhạc cụ truyền thống
Già làng Kôn Thương với nhạc cụ truyền thống

Chúng tôi đến thăm già làng Kôn Thương, một bậc cao niên của núi rừng La Lay vẫn còn rất khỏe và minh mẫn, sáng láng. Ông đã kể nhiều chuyện về phong tục tập quán cần phải gìn giữ của miền sơn cước, từ những lễ hội quan trọng liên quan đến sản xuất nông nghiệp vùng cao như lễ hội lúa mới cho đến đám cưới, đám ma. Cao hứng ông đem một nhạc cụ cổ truyền ra đánh cho chúng tôi nghe. Những âm thanh văn hóa đại ngàn cứ ngân vang tưởng chừng như không dứt khiến sớm mai nơi rừng xanh núi đỏ càng thêm sinh động và thiêng liêng. 

Bà con La Lay sản xuất mùa này chủ yếu là ngô, tiếng địa phương thường gọi là bắp, giống như cách gọi của người Kinh. Đó là cây lương thực chính theo thời vụ hiện tại, ngoài việc có thể nuôi sống con người nó còn phục vụ cho chăn nuôi. Người La Lay chăn nuôi gia súc như bò, dê, ngoài ra còn có gia cầm như gà để cải thiện bữa ăn gia đình, phục vụ các lễ hội và cũng là thương phẩm tăng thu nhập của kinh tế  hộ gia đình. Những thay đổi trong nhận thức, trong công việc mưu sinh cùng với sự quan tâm rất lớn của Đảng, nhà nước đã giúp cho đời sống bà con nơi đây ngày càng bớt khó khăn, vất vả, tiến tới ấm no, hạnh phúc. Đó cũng là mơ ước ngàn đời của người dân La Lay. Anh Hồ Thủy, trưởng thôn La Lay tâm sự: Nhờ nhà nước giúp sức, nhờ bộ đội biên phòng cầm tay chỉ việc nên đời sống bà con ngày một khấm khá.

Đã nói đến biên cương không thể không nhắc đến bộ đội biên phòng. Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay đứng chân trên địa bàn như một cột mốc tượng trưng cho chủ quyền quốc gia sừng sừng giữa đất trời miền tây Quảng Trị. Sống ở địa bàn những vùng đặc biệt khó khăn nhưng tinh thần và ý chí của người lính quân hàm xanh, của bộ đội Cụ Hồ đã vượt lên mọi gian nan thử thách quyết hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Những vườn rau xanh giữa những nắng hạn như thiêu như đốt từ bàn tay và những giọt mồ hôi người lính, đã làm dịu đi cái nắng chói chang ở chốn biên thùy; rồi ao cá biên phòng, ao được khơi thông, đào vét ở trên núi chót vót tầng cao có thể coi là minh chứng cho sức mạnh lớn lao, bền bỉ của những quân nhân nơi tuyến đầu Tổ quốc. 

Nhưng không chỉ có thế bộ đội biên phòng La Lay còn trấn giữ nơi cửa khẩu quốc tế ngày đêm làm tròn nhiệm vụ nặng nề và cao cả mà Đảng và nhân dân giao phó. Cửa khẩu quốc tế nhưng vẫn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên điều kiện công tác vẫn còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Sẽ có một cửa khẩu khang trang và tiến dần đến hiện đại hơn nhưng đó là chuyện của thì tương lai đang được chờ đợi và đã mở ra trước mắt. Còn bây giờ, dù điều kiện có thế nào đi nữa thì bộ đội biên phòng và và các lực lượng hữu quan chung tay luôn giữ vững chủ quyền quốc gia, an ninh biên giới, trong đó có vấn đề thời sự là phòng chống dịch Covid-19 đã và đang đe dọa cuộc sống của loài người người. Mỗi người tùy theo cương vị và nhiệm vụ được giao mà hết lòng hết sức hoàn thành công việc với hiệu quả và chất lượng cao nhất. Đại úy Nguyễn Thanh Minh, Trạm trưởng Trạm Cửa khẩu quốc tế La Lay khẳng định: "Dù dịch Covid-19 đã qua cao điểm nhưng nhiệm vụ của anh em bộ đội chúng tôi không thể lơ là, 24/24 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Đáng mừng là cho đến nay không có một trường hợp nào nhập cảnh trái phép từ nước bạn Lào về nước ta".

Chốt phòng dịch ở Cửa khẩu La Lay
Chốt phòng dịch ở Cửa khẩu La Lay

Quân với dân như cá với nước. Lên vùng cao, nhất là khu vực biên giới sẽ thấy thía câu nói phản ánh một hiện thực sinh động. Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em. Đây không phải là câu nói chung chung mà là khẩu hiệu hành động, là tâm niệm của mỗi người lính biên phòng, của cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay. Thượng tá Nguyễn Xuân Linh, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế La Lay cho biết: "Bên cạnh nhiệm vụ hàng đầu là giữ vững chủ quyền quốc gia, an ninh biên giới thì chúng tôi thường xuyên gần gũi, giúp đỡ đồng bào, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của bà con. Có dân là có tất cả".

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Người Việt mưu sinh trên đất Lào

Tiến Hoàng |

Xem Lào là quê hương thứ hai, những người con đất Việt cần mẫn kiếm sống, chan hòa và thân ái với người dân sở tại. Savannakhet và Salavan, hai tỉnh của Lào có đông đảo người Việt làm ăn, sinh sống. Ở đây chủ yếu người dân từ tỉnh Quảng Trị của Việt Nam sang. Những cái tên như Sa Muồi, Tà Ổi, Sê Pôn, Mường Nòng, Nà Bò… giờ đã trở thành thân thương đối với người Việt Nam.

Nhà văn Xuân Đức - Người đi xa khuất, bóng hình còn đây…

Đào Tâm Thanh |

Đối với miền đất Quảng Trị, trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho đến hôm nay, nhà văn Xuân Đức là một nhân vật rất đặc biệt. Với tư cách là một người lính, ông thuộc thế hệ “tài hoa ra trận”, bám trụ kiên cường trên quê hương mình để đánh giặc, giữ đất, giữ làng. Từ cuộc sống, chiến đấu sôi động và thấm đẫm chất anh hùng ca, ông trở thành nhà văn, nhà viết kịch, nhà biên kịch lừng danh của đất nước. Và chất tài hoa này càng mặn mà hơn, thăng hoa hơn trong suốt những năm ông đảm trách cương vị người đứng đầu ngành văn hóa - thông tin tỉnh Quảng Trị. Ngay cả khi về hưu, chọn một góc nhỏ nơi miền chân sóng quê nhà để thư thái sớm hôm trồng rau hoa, nhớ lại, suy nghĩ và sáng tạo, chất tài hoa vẫn vận vào ông để tiếp tục sinh thành những tác phẩm ngày càng đi vào độ chín hơn, đẳng cấp hơn…

Bác sỹ Việt Nam với những kỳ tích cứu chữa bệnh nhân COVID-19

PV |

Thời gian qua, sự hồi sinh của bệnh nhân 19 và bệnh nhân 91 được coi là những kỳ tích chứng minh cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ y bác sỹ Việt Nam.

Nhọc nhằn đời xe ôm

Lê Minh Hà |

Thành phố Đông Hà (Quảng Trị) chỉ gần 90 ngàn dân, nhưng cuộc “cạnh tranh” trong vận tải hành khách khiến cánh xe ôm ngày càng khốn đốn, sự xuất hiện của xe buýt ở các tuyến đường nội thành và gần đây lấn sang các tuyến đường nội thị khiến những người chạy xe ôm càng thêm điêu đứng. Anh Nguyễn Văn Thắng (phường Đông Thanh, Đông Hà, Quảng Trị) nói với chúng tôi trong nỗi nhọc nhằn “nỏ biết mần răng được, đó là sự thay đổi của cuộc sống...”