Hoa cà phê

Lê Như Tâm |

Thời gian này, ai lên phía Tây, huyện Hướng Hoá - Quảng Trị đều bắt gặp những đồi hoa càphê nở trắng, đẹp lạ kỳ. Sáng sớm, xe lướt qua các con đường, ta lại liên tưởng đến các đồi hoa tuyết, long lanh đang ngậm trĩu những lá và cành cây. Không gian mờ sương tôn thêm vẻ đẹp núi rừng đang vào xuân, cây cối rạo rực búp non, lòng người rạo rực vào mùa mới.

Hoa cà phê. Ảnh: Phan Tân Lâm
Hoa cà phê. Ảnh: Phan Tân Lâm

Hoa càphê trắng ngần, như kể về một chuyện tình của đôi trai gái. Ngày ấy, chàng và nàng yêu nhau vùng này ai cũng biết, cũng thương. Ngặt cái gia cảnh nàng nghèo khó lại thêm một đàn em nheo nhóc, gia cảnh chàng cũng chẳng khá hơn. Yêu nhau sâu đậm, dùng dằng mãi không thấy chàng đả động gì chuyện cưới xin. Đùng cái chàng đưa về làng một cô gái thị xã tóc vàng hoe, làm thợ cắt tóc, nghe nói có tiệm cắt tóc ở ngoài đó, kinh tế khá giả, rồi họ nên duyên vợ trong vòng 1 tháng (từ ngày quen, yêu cho đến cưới). Nàng buồn quá, nỗi tình chẳng biết tỏ cùng ai, nước mắt đã cạn theo từng con khe, con suối. Những đêm trăng sáng vằng vặc, hết đi ra rồi đi vào, nhìn những đồi cà phê đẫm sương đêm nghe lòng mình lành lạnh. Nàng đã thấy thân hình mình “khô” đi rất nhiều. Nàng thì thầm với cỏ hoang: “Phải lên đường thôi, để cứu lấy cuộc đời mình. Phải đi thật xa để thoát khỏi không khí ngột ngạt này”.

Người nông dân thu hoạch cà phê. Ảnh: Phan Tân Lâm
Người nông dân thu hoạch cà phê. Ảnh: Phan Tân Lâm

Thế là nàng ra đi với số tiền mà cha mẹ nàng bán con trâu cày bừa bấy lâu. Nàng vào giúp việc cho người bà con đang làm kinh tế mới ở bản xa xôi Tây Nguyên. Bản tính thật thà, chịu thương chịu khó, nàng đã mua được mảnh vườn cà phê kha khá. Rồi nàng lấy chồng, kinh tế gia đình đi lên vùn vụt. Cuộc sống ấm êm với hai con, cùng người chồng chung thuỷ chăm lo gia đình.

Xa quê cũng đã lâu, mấy lần về làng nàng có nghe về gia cảnh của chàng, nàng định qua nhưng rồi lại thôi, phần vì ngại vợ của chàng, phần vì buồn cho số phận của cuộc tình. Nàng lại vào với gia đình của mình, nhưng cái “nghĩa” con người nàng không sao dứt được. Trằn trọc mãi, vương vấn mãi. Nàng lo sợ nhưng vẫn quyết định tâm sự với chồng chuyện chẳng lành. Nào ngờ anh ôm nàng vào lòng an ủi, bao dung, mở rộng tấm lòng.

Hoa cà phê một màu trắng muốt. Ảnh: Phan Tân Lâm
Hoa cà phê một màu trắng ngần. Ảnh: Phan Tân Lâm

  Một tuần chuẩn bị, gia đình nàng về quê bằng chiếc ô tô mới mua “láng cóng”. Cả làng ai cũng “chặc lưỡi” nào biết đâu chữ ngờ!. Về thăm bố mẹ xong, hai vợ chồng nàng đến thăm người xưa của nàng. Người xưa giờ gầy sọp hẳn, hai đứa con bị thiểu năng trí tuệ đang nằm lăn lóc trên nền nhà xi măng, vợ đang trốn chui, trốn lủi, giờ không biết ở đâu vì đánh bạc vỡ nợ. Nàng vẫn thấy đâu đó trong ánh mắt người xưa những nét ngại ngùng khi gặp lại, những nét mặc cảm hoàn cảnh. Bỏ qua những xã giao ban đầu hai vợ chồng nàng bồng những đứa trẻ trên tay, hỏi han anh về bệnh tật các cháu. Người xưa vừa trả lời, vừa khóc... Gần một ngày vợ chồng nàng động viên, đêm vợ chồng nàng bàn tính chuyện nhận đỡ đầu hai đứa trẻ tàn tật và gần sáng vợ chồng nàng quyết định hỗ trợ một ít tiền giúp người xưa vượt qua thời khắc buồn tẻ của đời mình.

Những cô gái thu hoạch cà phê. Ảnh: Phan Tân Lâm
Những cô gái thu hoạch cà phê. Ảnh: Phan Tân Lâm
Những cô gái thu hoạch cà phê. Ảnh: Phan Tân Lâm

Câu chuyện tình như “chất sống” của cây càphê, cây mọc lên ra hoa rồi ai đó nỡ chặt đi, thời gian làm lành các vết thương, nhưng cây cà phê vẫn nở những bông hoa trắng tinh khiết, không khác được!.

TAGS

Hoa phượng - một biểu tượng của tuổi học trò

PV |

Hằng năm, khi những chú ve cất lên bài ca gọi hè cũng là lúc những bông hoa phượng bắt đầu khoe sắc. Hoa phượng gần gũi thân thương như tuổi học trò đầy mộng mơ.

Hoàng Phủ Ngọc Tường: Đi và viết

Phạm Xuân Dũng |

Là một nhà văn, nhà văn hóa đọc nhiều, đi nhiều, nghĩ nhiều nên Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có không ít tác phẩm viết về các vùng quê nước Việt từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Còn nói riêng với một người con của gió Lào cát trắng thì như một lẽ thường tình, khúc ruột miền Trung đã thành máu thịt trong nhiều sáng tác của ông.

Rau dớn và thời cuộc

Yên Mã Sơn |

Ở đất gió Lào cát trắng Quảng Trị, nếu vùng đồng bằng, rau xà lách xoong Hảo Sơn được xem là “vua rau” thì ở vùng cao, miền núi món rau dớn cũng ngon và nổi tiếng không kém.

Làm gì khi con bước vào tuổi dậy thì?

Thanh Mai |

Có rất nhiều bậc cha mẹ đang lo lắng vì không thể giao tiếp được với con cái, mong muốn được giao tiếp với con cái một cách chân thành.