Bolero...

Nguyễn Tiến Tường |

Nếu có một thứ gì đó nhẹ nhàng nhất cuộc đời này, đó chính là bolero. Nếu có một điều gì đó điềm nhiên nhất cuộc đời này, cũng chính là bolero. Không hào nhoáng phô trương và kỳ bí, người ta có thể bắt đầu nhịp phách từ đoạn nào mình muốn, có thể kết thúc một bài hát bằng đoạn cuối cùng lặp lại, dịu dần...

Bolero chính là cuộc sống nhẹ nhàng, không màng danh vọng cao sang. Chỉ cần thiết tha với những điều mình đang có, chỉ cần nâng niu những chân thành trong tay là đủ. Tôi không phải là vua nên mộng ước thật bình thường/Tôi yêu một loài hoa trên vùng đá sỏi buồn phiền...

Bolero như bằng hữu, "xưng tao gọi mày nghe quá gần". Vì anh em mà sống. Bằng hữu ôm đàn dạo một bản bolero không phải để phô trương, mà vì anh em muốn nghe, muốn cùng đồng điệu. Bằng hữu ra phố, không phải vì ham chén rượu cay mà vì nghĩ anh em vắng đi một người mất vui một nỗi.

Bằng hữu quàng vai nhau sống giữa đời nào vì tính toan vụ lợi. Mà dìu nhau đi giữa phong trần. Đi một đoạn lại nhường nhau một đoạn. Khi sai quấy, lại mang tấm lòng bolero phơi trải, qua quýt cho nhau, gạt lòng chơi tiếp. Gạt đến tàn lòng rồi mà vẫn không đặng thì nhắm mắt tiễn đưa một đoạn đường vui, nhẹ nhàng không trách cứ. Đời việc gì đến sẽ đến/Nhưng ai bạc bẽo mình cũng không đành lòng quên...

Bolero như tình yêu, không tuyên ngôn thánh thót, không cần những lâu đài pha lê huyền diệu. Yêu là tận hưởng từng xuyến xao nhẹ nhàng nồng thắm. Không vì nghĩ đến những điều lớn lao xa xôi mà đánh mất những rung cảm li ti ngọt lành. Mùa yêu khi muốn ngỏ/Vụng về ngôn ngữ tình làm bằng dấu đôi tay. Hay "Ta đã quen, quen từng hơi thở/Quen tiếng cười và sóng mắt đưa tin..."

Tình yêu của Bolero, là một câu chuyện không đầu không cuối. Người với người tìm thấy nhau trong một nhân duyên. Cùng đan tay đi qua một quãng yêu thương trìu mến. Yêu là yêu thế thôi. "Lời thiết tha qua tâm tư tròn mộng tròn mơ/Vết tình khắc lên môi đưa mấy tuổi yêu vẫn chờ...

Tình yêu của bolero không tuyên chiến với nghịch cảnh, hiểu được sự hữu hạn của cuộc đời nên chọn cho mình một cách trường tồn lặng lẽ. Cuộc đời trùng trùng biến động, tình yêu như một chiếc thoi đưa, đan dệt ký ức vào hiện tại để thiết tha, tận hưởng.

Dẫu cho những đôi tay không còn cầm nắm thì thiết tha ấy vẫn còn. Cho dù đường đời bất trắc, con mắt tiễn đưa còn mãi nâng bước chân nhau, lời nguyện cầu tự đáy lòng còn ngân nga xiết bao trìu mến. Cuộc đời là vách chắn, là rào thưa/Thương em tiếng hát sang mùa/Một mai mưa ướt áo em/Áo mỏng đường mềm/Dáng nhỏ chân đêm...

Bolero là thế, trầm mặc và nhẫn nại, chân phương và bao dung. Là thứ nâng bước chân người đi qua trắc trở. Bolero không có gì quý giá nhưng cũng là một điều cứu rỗi. Tuỳ con mắt người đoán định. Nếu còn có một rung động nguyên sơ, đến lúc nào đó khi cuộc sống đã ngỡ hoang tàn, con người có thể níu một điệu bolero để thắp lên tin yêu, hy vọng. Để sống rất đỗi chân thành...

(Nguồn: FB Nguyễn Tiến Tường)

Những giấc mơ ướt

Yên Mã Sơn |

Con đường bêtông dẫn vào khu nhà lá nhập nhòa ánh điện sau cơn mưa đột ngột. Hai đứa trẻ đứng dưới mái hiên bên cạnh những thùng xốp hứng nước mưa đợi chị về.

Đừng để "chết đúng quy trình"

Vũ Liên |

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã, đang có nhiều nỗ lực để tất cả thầy thuốc, nhân viên tại đây làm việc theo phương châm: lấy lương tâm, trách nhiệm của người thầy thuốc để phục vụ người bệnh - cũng chính là đồng bào của mình. Và ơn trời, có nhiều sự “mạo hiểm” trong chuyên môn xuất phát từ cái tâm đó đã được đền đáp. 

Đá trôi nhưng làng không trôi

Phạm Xuân Dũng |

Tỉnh Quảng Trị có 730/ 1.082 thôn, khu phố có quy mô số hộ gia đình chưa đạt 50% tiêu chuẩn quy định, thuộc diện phải xem xét sắp xếp, sáp nhập giai đoạn 1 trước năm 2021. 

Theo lộ trình, sau sắp xếp, sáp nhập toàn tỉnh còn lại 716 thôn, khu phố, giảm 366 thôn, khu phố so với trước đây.

Sự phát triển tất yếu sẽ mang lại những hệ quả đằng sau nó. Sáp nhập phù hợp với xu thế hội nhập, tăng quy mô; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tuy nhiên, đằng sau nó là sự trăn trở lớn khi những tên làng tên nước có bề dày văn hóa lịch sử lâu đời bị thay tên đổi họ, thậm chí biến mất.

Xin giới thiệu bài viết của Nhà báo Phạm Xuân Dũng bàn về khía cạnh này.

Để sống con Người hơn

Yên Mã Sơn |

Xây tượng đài chiến thắng, nhà lưu niệm… cái nào cũng tốt, cũng cần. Nhưng lo cho nỗi đau của những con người bằng xương bằng thịt ngày ngày đang bị giày vò bởi di chứng chiến tranh thì việc cần kíp và nhân bản hơn bao giờ hết.