Đá trôi nhưng làng không trôi

Phạm Xuân Dũng |

Tỉnh Quảng Trị có 730/ 1.082 thôn, khu phố có quy mô số hộ gia đình chưa đạt 50% tiêu chuẩn quy định, thuộc diện phải xem xét sắp xếp, sáp nhập giai đoạn 1 trước năm 2021. 

Theo lộ trình, sau sắp xếp, sáp nhập toàn tỉnh còn lại 716 thôn, khu phố, giảm 366 thôn, khu phố so với trước đây.

Sự phát triển tất yếu sẽ mang lại những hệ quả đằng sau nó. Sáp nhập phù hợp với xu thế hội nhập, tăng quy mô; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tuy nhiên, đằng sau nó là sự trăn trở lớn khi những tên làng tên nước có bề dày văn hóa lịch sử lâu đời bị thay tên đổi họ, thậm chí biến mất.

Xin giới thiệu bài viết của Nhà báo Phạm Xuân Dũng bàn về khía cạnh này.

ĐÁ TRÔI NHƯNG LÀNG KHÔNG TRÔI.

Hôm nay bạn YMS đăng status tâm tư về ba làng (thôn) ở cù lao Bắc Phước là: Hà La, Duy Phiên và Dương Xuân sẽ sáp nhập thành một thôn mới lấy tên là Bắc Phước. 

 
 Cổng làng Duy Phiên nằm trên cù lao Bắc Phước, nằm trong diện sáp nhập
Vậy là sẽ có sự đổi thay trong tên gọi của làng, ít nhất là tên thôn không còn trùng với tên làng trước kia. Sự phát triển nào cũng kèm theo một số hệ lụy. Điều này dù muốn hay không cũng phải chấp nhận. Chỉ mong sự hợp nhất các thôn ở cù lao Bắc Phước hay ở các nơi khác phát huy tác dụng trong quản lý hành chính và phát triển kinh tế xã hội.
 
Làng Bách Lộc (Ảnh: PXD) 
 Nhưng cũng phải thấy rằng làng, hay nói đúng hơn là văn hóa làng có sức sống bền lâu, có cội rễ không dễ gì lay chuyển. Ngay dưới thời phong kiến trị vì hàng ngàn năm thì vẫn có câu "Phép vua thua lệ làng". Đương nhiên phải hiểu điều này cả hai mặt tích cực và tiêu cực, những nghi lễ, quy ước rối rắm, phiền toái của làng sẽ trói buộc con người, cản trở sự đi lên. Có rất nhiều những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về làng, đa số là những điều tốt đẹp, như khẳng định khác nào đinh đóng cột: "Đá trôi nhưng làng không trôi", sống phải biết "Làng trên xóm dưới", đừng để "Làng bỏ, họ từ"...
 
 Ảnh: PXD

Người Pháp sau khi xâm lược, đặt nền móng cai trị đã phải dè chừng trước sức mạnh của làng. Họ muốn tấn công các "pháo đài" này bằng một cuộc "cách mạng hành chính" gọi là cải lương hương chính bắt đầu thí nghiệm từ đồng bằng Bắc Bộ. Dù cố gắng nhưng họ đã thất bại. Làng có những quy ước, niêm luật riêng của nó, có khi bất thành văn nhưng vẫn đầy uy lực và phát huy tác dụng. Về sau, do những nhận thức ấu trĩ, sai lầm và cực đoan, chịu ảnh hưởng Trung Quốc, văn hóa làng bị coi là đồng nghĩa với phong kiến, với mê tín dị đoan, lạc hậu, cản đường nên làng quê miền Bắc cùng một phen xáo trộn, ngả nghiêng. Sau năm 1975, nhiều làng bị đổi tên thành đội sản xuất, thậm chí đổi thành số 1,2,3,4... Đó là điều cấm kỵ với làng. May thay, mọi chuyện đã khác. Qua những thăng trầm, làng vẫn giữ được gốc rễ.

 
 
Thay đổi hành chính nhưng không có nghĩa là thay đổi văn hóa, hiểu theo nghĩa mai một, trước hết là chuyện tên làng. Chuyện này quan trọng. Một dạo làng Đơn Duệ ở Vĩnh Linh cũng tâm tư lo lắng về sự đổi tên nhưng rồi đáng mừng sau đó yên ắng. Chuyện một thôn nhiều làng hay một làng nhiều thôn cũng nên coi là chuyện bình thường. Làng mình, mình giữ, theo kiểu: "giấy rách phải giữ lấy lề", dẹp bỏ những hủ tục, kiểu mấy ông cậy ta đây là chức sắc của làng mà ra oai, hoạnh họe làm khó bà con, nhất là những dịp việc làng, ma chay, hoặc coi chức việc của làng là một đối trọng với quản lý hành chính là không ổn. 
 
 Làng Lâm Xuân (Ảnh: PXD)

Quảng Trị có khoảng 1000 làng lớn nhỏ khác nhau. Dù có là danh hương nổi tiếng hay là một làng quê bình thường, ít người biết đến thì đều có nét riêng cần trân trọng. Đừng quá tự tôn cũng đừng quá tự ti. Miễn sao dân làng nào cũng đều ý thức mà cùng nhau nêu cao những đức tính tốt đẹp, tránh xa cái xấu, thấy ai hay thì học hỏi, mỗi người một tay vun đắp làng tùy theo công việc, tâm lực của mình thì sớm muộn sẽ thành công.

 
 Làng Tam Hiệp (Ảnh: PXD)

Làng cũng như nước, dù quá khứ vinh quang đến đâu, nhưng nếu cứ ngồi vỗ ngực mà "ăn mày dĩ vãng" thì sớm muộn cũng sẽ lụi tàn. Đây là bài học xương máu đúc kết từ ngàn xưa.

(Nguồn: FB Phạm Xuân Dũng)

TAGS

"Cấp tốc" mở đường cho mặt hàng cá khô xuất khẩu

Hưng Thơ |

Ông Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, việc mặt hàng cá khô xuất khẩu ở Gio Linh không đủ điều kiện xuất khẩu cho thấy, lâu nay việc kiểm định chất lượng an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chưa được chú trọng.

Nông nghiệp Quảng Trị vươn ra thị trường thế giới

Tiến Nhất - Hưng Thơ |

“Với những bước đi hiện tại, Quảng Trị tự tin rằng trong tương lai gần, các sản phẩm nông nghiệp của quê hương có thể đứng vững và tự tin chinh phục các thị trường khó tính nhất trên thế giới”- ông Hà Sỹ Đồng phấn khởi nói.

Quảng Trị, đất lành chim đậu

Yên Mã Sơn |

Và như một niềm tin rất “tâm linh”, cùng với những nhà đầu tư xa lạ, mới mẻ đến với Quảng Trị từ muôn phương trời ấy là những… đàn cò lạ. Đó là loài cò nhạn quý hiếm có trong sách Đỏ Việt Nam và Thế giới.

Biến “cái nắng”, “cái gió” thành cơ hội phát triển

Hưng Thơ (thực hiện) |

Quảng Trị là mảnh đất mang nhiều dấu ấn đặc biệt trong lịch sử đấu tranh dân tộc. Nơi này là cầu nối hai miền Nam - Bắc, là nơi chịu nhiều đau thương, tang tóc. Trong chiến tranh người Quảng Trị anh dũng. Khi hòa bình lập lại, người Quảng Trị lại anh hùng lao vào “cuộc chiến” xây dựng quê hương.

1.7.2019 là tròn 30 năm từ ngày tái lập tỉnh Quảng Trị, Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Văn Hùng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị về những khởi sắc, kỳ vọng của nơi được mệnh danh là “đất lửa”.