Hơn 1.000 tấn cá bị ùn ứ ở Quảng Trị:

"Cấp tốc" mở đường cho mặt hàng cá khô xuất khẩu

Hưng Thơ |

Ông Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, việc mặt hàng cá khô xuất khẩu ở Gio Linh không đủ điều kiện xuất khẩu cho thấy, lâu nay việc kiểm định chất lượng an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chưa được chú trọng.

Do chưa đảm đầy đủ các thủ tục về đăng ký thương hiệu cũng như kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nên hơn 1.000 tấn cá khô xuất khẩu của người dân tại tỉnh Quảng Trị bị ùn ứ. Kho đông lạnh không còn chỗ trống, tiền điện trả hàng tháng cả mấy chục triệu đồng, cộng thêm các chi phí phát sinh, khiến các công ty có các sản phẩm cá khô xuất khẩu hiện như ngồi trên đống lửa…

Hệ lụy “dây chuyền” do cá không xuất khẩu được

3 tháng trở lại, sản phẩm cá cơm và cá nục khô xuất khẩu của người dân ở huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) không xuất được sang thị trường Trung Quốc (thị trường duy nhất nhập khẩu mặt hàng này). Lý do là bởi, lâu nay người dân thu mua, chế biến sản phẩm trên rồi bán lại cho thương lái rất “thủ công”, không có bất kỳ công đoạn nào của việc đăng ký thương hiệu, cũng như kiểm tra, chứng nhận về an toàn thực phẩm. Vì vậy, khi cơ quan của nước nhập khẩu đặt ra yêu cầu về nguồn gốc, về chứng nhận an toàn thực phẩm thì người dân lúng túng, bị động, dẫn đến hàng hóa không xuất khẩu được.

Cty TNHH MTV QT Bảo Trâm (Xuân Ngọc, xã Gio Việt, huyện Gio Linh), là doanh nghiệp thu mua nguồn hàng lớn, mỗi năm xuất khẩu ra thị trường khoảng 1.000 tấn cá nục và cá cơm khô.

Công đoạn chế biến mặt hàng cá nục khô xuất khẩu tại tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Hưng Thơ.
Công đoạn chế biến mặt hàng cá nục khô xuất khẩu tại tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Hưng Thơ.

 Bà Bùi Thị Lan - Phó Giám đốc Cty QT Bảo Trâm - cho biết, mỗi tháng phải chi chạy máy đông lạnh là 70 triệu đồng. Sau 3 tháng không xuất được hàng, riêng tiền điện đã nợ 200 triệu đồng. “Bình thường tôi thu mua cá khô cho 60 lò hấp sấy ở địa phương với khoảng 800 lao động, nhưng giờ hàng không xuất được, nên tạm dừng thu mua, đồng nghĩa chừng ấy lao động lao đao” - bà Lan nói thêm.

Tương tự, anh Phan Văn Kiệm, chủ doanh nghiệp tư nhân HS Chánh Phát (Khu phố 3, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh) thuộc diện kinh doanh xuất khẩu mặt hàng cá nục và cá cơm khô vừa và nhỏ, thì cũng tồn 90 tấn cá. Số cá này nằm trong kho đông lạnh, mỗi tháng tốn hơn 20 triệu tiền điện để vận hành kho…

"Cấp tốc" mở đường đi cho doanh nghiệp

Theo UBND tỉnh Quảng Trị, hiện ở huyện Gio Linh đang tồn hơn 1.000 tấn cá nục và cá cơm khô xuất khẩu. Khi nhận được thông tin này, UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các cơ quan liên quan vào cuộc tìm hiểu, cấp bách mở đường đi cho doanh nghiệp.

Trước mắt, Sở KHCN tỉnh Quảng Trị cùng chính quyền huyện Gio Linh hỗ trợ với 2 doanh nghiệp là Cty TNHH MTV QT Bảo Trâm và Cty TNHH MTV Phương Oanh ở xã Gio Việt hoàn thiện các thủ tục để đủ điều kiện xuất khẩu hàng. Theo ông Trần Ngọc Lân - Giám đốc Sở KHCN tỉnh Quảng Trị, để mặt hàng cá khô đủ điều kiện xuất khẩu, doanh nghiệp cần có giấy đăng ký chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ quan chức năng. Sau đó, mỗi lô hàng phải có chứng thư xác nhận chất lượng an toàn thực phẩm và một số thủ tục khác. “Ngay khi nghe thông tin về việc tồn động hơn 1.000 tấn cá khô, địa phương đã tìm hiểu và hỗ trợ người dân trong việc hoàn thiện các thủ tục. Riêng Sở KHCN tỉnh, sẽ hỗ trợ xây dựng hồ sơ đăng ký cấp mã số mã vạch, bảo hộ thương hiệu và hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng và công bố áp dụng tiêu chuẩn cơ sở...” - ông Lân, thông tin.

Lãnh đạo Sở Khoa học Công nghệ kiểm tra kho đông lạnh của 1 doanh nghiệp ở huyện Gio Linh đầy ắp mặt hàng cá khô xuất khẩu bị ùn ứ. Ảnh: Hưng Thơ.
Lãnh đạo Sở Khoa học Công nghệ kiểm tra kho đông lạnh của 1 doanh nghiệp ở huyện Gio Linh đầy ắp mặt hàng cá khô xuất khẩu bị ùn ứ. Ảnh: Hưng Thơ.

 Ông Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, việc mặt hàng cá khô xuất khẩu ở Gio Linh không đủ điều kiện xuất khẩu cho thấy, lâu nay việc kiểm định chất lượng an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chưa được chú trọng. Vì vậy, địa phương sẽ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền rà soát, thực hiện đầy đủ, đúng các quy định để các sản phẩm chủ lực của người dân làm rõ đủ điều kiện để xuất khẩu, tránh bị động như mặt hàng cá khô nói trên. 

(Theo Lao Động)

Xây dựng Lao Bảo thành điểm sáng trên tuyến hành lang Kinh tế Đông - Tây

Nguyễn Khiêm (thực hiện) |

Năm 2019, thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) tổ chức nhiều sự kiện lớn có ý nghĩa: Hội nghị Giao lưu hữu nghị biên giới Việt – Lào năm 2019, Sơ kết 15 năm kết nghĩa bản-bản hai bên biên giới; đặc biệt, kỷ niệm 25 năm thành lập thị trấn Lao Bảo (01.8.1994 – 01.8.2019).

Lao Bảo, 25 năm xây dựng và phát triển

Nguyễn Khiêm |

Những ngày này, thị trấn biên giới Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) đang làm mọi công tác chuẩn bị cho 25 năm ngày thành lập.

Giao lưu thể thao hữu nghị Việt – Lào tại thị trấn biên giới Lao Bảo

Yên Mã Sơn |

Ngày 25.7 tại Nhà văn hóa khóm An Hà, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị đã khai mạc giải bóng đá và bóng chuyền nam với sự tham gia của các đội đến từ các đơn vị của Lào; các xã, thị trấn và các cửa khẩu quốc tế trên địa bàn

Nông nghiệp Quảng Trị vươn ra thị trường thế giới

Tiến Nhất - Hưng Thơ |

“Với những bước đi hiện tại, Quảng Trị tự tin rằng trong tương lai gần, các sản phẩm nông nghiệp của quê hương có thể đứng vững và tự tin chinh phục các thị trường khó tính nhất trên thế giới”- ông Hà Sỹ Đồng phấn khởi nói.

Đề xuất xây dựng chính sách đặc thù tại biên giới Việt - Lào trên EWEC

Nguyễn Hàn |

Ở Việt Nam, EWEC bắt đầu từ Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (Quảng Trị) kéo dài vào đến Đà Nẵng. Việc đầu tư và phát triển giữa 4 quốc gia trên hành lang sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa và đi lại. 

Cứu sống bệnh nhân tràn dịch màng phổi và tràn máu tại động mạch phổi

HƯNG THƠ |

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng vừa tràn dịch màng phổi, vừa tràn máu tại động mạch phổi trong tình trạng nguy kịch. Trước và sau phẫu thuật bệnh nhân mất gần 4 lít máu, nhưng các y bác sĩ đã can thiệp kịp thời.