Tượng đài bà mẹ Gio Linh: Không nên lấy "bụng kinh tế" đi làm văn hóa

Yên Mã Sơn |

XANH EWEC: Đề xuất về việc cần thiết nên có một tượng đài và đặt tên đường BÀ MẸ GIO LINH đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Chúng tôi mong nhận được sự tham gia ý kiến của tất cả bạn viết, bạn đọc.

Bài vở xin gửi: xanhewec@gmail.com

Việt Nam là đất nước của những tượng đài! Bởi dân tộc này đã trải qua nhiều cuộc chiến vệ quốc và đã sản sinh ra nhiều anh hùng qua bao thời đại. Những tượng đài càng ngày càng nhiều, được dựng lên nhằm vinh danh, ghi nhớ người cống hiến cho quê hương đất nước.

Và rồi, khi ai nhắc đến hay đề xuất xây dựng một tượng đài ghi danh một ai đó thì “sự đề kháng” của dân chúng lập tức dấy lên. Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh cái tượng đài đang mới giai đoạn ý tưởng hay đang nằm trên giấy, cho thấy người dân rất quan tâm, trăn trở.

 
 Tượng đài mẹ Nhu, điểm nhấn của TP Đà Năng. Ảnh: ITN

Vừa rồi một bài viết trên FB của nhà báo Nguyễn Hoàn, đặt dấu hỏi cần có một tượng đài bà Mẹ Gio Linh (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) để ghi nhớ sự kỳ vĩ, dũng cảm của những người mẹ Việt Nam thời giặc Pháp đô hộ mang thúng gánh đầu con về chôn cất. Ý tưởng này cũng tạo nên những "trào lưu" khác nhau trong dư luận.

Đã có rất nhiều bà mẹ trên đất nước Việt Nam được vinh danh và tạc tượng. Nhưng bà mẹ ở Gio Linh là bà mẹ đặc biệt về sự hi sinh, cam chịu trong những ngày đầu kháng Pháp.

Mới nghe qua chuyện mẹ đi "nhặt" đầu con bị giặc bêu đem về chôn có người không tin. Nhưng đó là câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1948 ở làng Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh. Năm đó lính Pháp ở đồn Nhĩ Hạ bắt được anh Nguyễn Đức Kỳ (xã đội trưởng), người làng Mai Xá Thị và anh Nguyễn Phi (cán bộ bình dân học vụ xã) - người làng Mai Xá Chánh rồi đem hành quyết, cắt đầu găm vào đòn xóc, thả xuống đoạn sông trước chợ, cũng là trước cửa đình.

 
 Tác phẩm bà mẹ Gio Linh của Phạm Duy vang bóng một thời. Ảnh: ITN

Nghe tin, mẹ của hai anh là  bà Diêu Cháu (mẹ anh Kỳ) và bà Hoàng Thị Sáng (mẹ anh Phi) ra chợ bỏ vào thúng mang thủ cấp hai anh về. Địch cho quân lùng sục. Cả hai gia đình đều mang thủ cấp con mình cất lên tra.

Hình ảnh hai bà mẹ điềm nhiên, nuốt hận, can trường mang thúng đi gánh đầu con về đã làm lay động trái tim người yêu chuộng hòa bình lúc bấy giờ; nó đã vượt qua giới hạn chịu đựng của con người, cụ thể là người mẹ để truyền cảm hứng cho muôn người phải sống, chiến đấu và hi sinh trong thời khắc đất nước còn gian nguy.

 
 Tượng đài Mẹ Thứ ở Quảng Nam. Ảnh: ITN

Từ hình ảnh đó, nhiều tác phẩm văn học và âm nhạc ra đời. Tiêu biểu như tác phẩm “bà mẹ Gio Linh” của nhạc sỹ Phạm Duy đã khắc họa thành công và có sức lan tỏa, là bài hát lưu truyền trong nhân dân lúc bấy giờ. Để rồi câu nói “Gan Mai Xá, đá Hảo Sơn” có lẽ cũng xuất phát từ hình ảnh can trường của những bà mẹ nơi này.

Những bà mẹ như thế, góp vào “bức tranh” người Mẹ Việt Nam trong chiến tranh vệ quốc. Để lương tri loài người thấy được rằng, cái giá của hòa bình không dễ gì có được. Đó là sự hi sinh vô bờ bến của những bà mẹ như  Mẹ Nhu, Mẹ Thứ, Mẹ Mít và những bà mẹ vô danh trải dài trên đất nước luôn gồng mình qua bao đau thương này.

Và rồi khi những người có trách nhiệm thời nay nhắc nhở và ghi ơn những cống hiến đó, thông qua một bia ghi danh hay một tượng đài đều bị lôi vào quan điểm rất kinh tế thị trường: “Đem số tiền xây tượng đài đó chia cho dân nghèo thì hay hơn” hay “Ăn khoai, ăn sắn thì xây tượng đài làm gì?”

Mỗi người một quan điểm, dường như tất cả đều có lý lẽ riêng. Nhưng nếu ai cũng tư duy thế, đều lấy thước đo “cái bụng, cái dạ dày”, thước đo kinh tế ra để so bì thì loài người làm gì có những công trình văn hóa để đời như tháp Eiffel, nhà thờ Đức Bà Pari (Pháp), Nhà thờ Brasilia (Brazil)…

 
 Tháp Eiffel ở Pháp. Ảnh: ITN

Bản thân mỗi tượng đài không đơn thuần mang giá trị lịch sử, văn hóa mà nó có thể còn là đòn bẩy về phát triển kinh tế. Cụ thể trong không gian trục đường xuyên Á nối từ biển Cửa Việt đến biên giới Lao Bảo, một công trình khơi dậy ký ức về bà mẹ Gio Linh có thể là điểm thu hút khách du lịch khi qua đây.

Đừng bao giờ lấy cái “bụng kinh tế” để làm những công trình mang bản sắc văn hóa, lịch sử... Vì làm như thế thì chẳng có công trình nào được khởi thảo khi cứ máy móc “kinh tế là phải… kê tính”.

Chiều trên sông Thạch Hãn

Hoàng Ca |

Thạch Hãn là một nghĩa trang không bia mộ. Có chăng đó là tấm lòng trôi trên sông. Có chăng là tiếng hò trên sông theo con đò mỗi ngày dọc ngang sông mà đến cả ngàn đời sau người ta sẽ còn nhớ

Cần một tượng đài bà Mẹ Gio Linh ở Quảng Trị?

Nguyễn Hoàn |

Chuyện hai bà mẹ Gio Linh nuốt hận, mang thúng đi lấy đầu con bị giặc Pháp cắt, cắm ở chợ trước đình làng Mai Xá Chánh, Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị về để mai táng là câu chuyện lịch sử mãi còn truyền.

Quảng Trị sẽ đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Klu và biển Vĩnh Thái

B.T.V |

UBND tỉnh Quảng Trị đã đồng ý chủ trương cho Công ty Cổ phần Toàn Cầu TMS (Hà Nội) tiếp tục nghiên cứu sâu đối với các dự án khai thác Khu du lịch sinh thái suối nước nóng Klu (Đakrông) và Khu sinh thái du lịch biển tại xã Vĩnh Thái (Vĩnh Linh).

Quảng Trị: Gần 100 doanh nghiệp, doanh nhân được vinh danh

B.T.V |

Nhân kỷ niệm ngày doanh nhân Việt Nam 13/10, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức Hội nghị đối thoại và gặp mặt doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.