12 loại thực phẩm này có thể gây hại cho sức khỏe của bạn nhưng chúng rất phổ biến

Thúy Hiền |

Những sản phẩm này nên được loại bỏ khỏi danh sách mua sắm của bạn.

Các nhãn thuần chay, không chứa gluten, ít chất béo, thậm chí là siêu thực phẩm liên tục được quảng cáo là các lựa chọn “lành mạnh” và “không gây hại” để giúp bạn bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, rất nhiều "thành phần rác" có thể được thêm vào chúng một cách lén lút, không rõ ràng và chúng có thể sẽ tổn hại sức khỏe, hoặc tăng cân một cách bất ngờ.

Giấm táo

Mặc dù vẫn còn tranh cãi về việc liệu thành phần này có giúp giảm cân hay không, nhưng nhiều người vẫn sử dụng nó thường xuyên trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng chất lỏng này có tính axit cao, có thể làm rối loạn dạ dày, gây đầy hơi. Hơn nữa, nó có thể gây buồn nôn, bỏng họng, tổn thương răng, thậm chí có thể dẫn đến tiêu xương.

 

Cà rốt chế biến sẵn

Để trở thành một món ăn nhẹ hấp dẫn, cà rốt sẽ được chế biến. Thành phẩm đôi khi có thể có ít vitamin hơn cà rốt bình thường. Nếu cửa hàng không giữ cà rốt sống cắt nhỏ trong điều kiện lạnh khiến chúng trở nên khô, điều này có nghĩa chất dinh dưỡng cũng bị giảm đi. Để an toàn, hãy chọn cà rốt chưa gọt vỏ thông thường và chế biến chúng ở nhà.

 

Bột yến mạch ăn liền

Bột yến mạch ăn liền hầu như không có chất xơ, thường được trộn với bột mì, đường để tăng thêm hương vị. Điều này có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nếu bạn ăn nó hàng ngày. Để có được những lợi ích mà bột yến mạch mang lại, tốt hơn hết nên chọn yến mạch nguyên hạt, cán mỏng hoặc cắt sợi, làm ngọt chúng với một số trái cây hoặc quả mọng.

 

Bơ đậu phộng ít béo

Một phần bơ đậu phộng đã giảm chất béo sẽ có lượng calo tương đương với một lọ thông thường. Nhưng ở những loại ít chất béo, chất béo thường được thay thế bằng chất độn, đường đã qua xử lý. Nên sử dụng các loại bình thường, đầy đủ chất béo một cách vừa phải vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh hơn .

 

Sản phẩm không chứa Gluten

Trừ khi bạn không dung nạp gluten, bạn không nên tránh gluten. Nhờ tiếp thị tốt, các sản phẩm không chứa gluten hiện được coi là lựa chọn lành mạnh hơn. Nhưng dữ liệu cho thấy chúng có xu hướng chứa nhiều đường, muối, chất béo bão hòa hơn so với các chất thay thế gluten. Chúng cũng ít dinh dưỡng hơn, vì chúng chứa ít protein hơn. Trên hết, những thứ được dán nhãn không chứa gluten thường đắt hơn.

 

Bánh mì kẹp thịt

Khi người tiêu dùng nhìn thấy “nguồn gốc thực vật” trên nhãn, họ có thể tự động nghĩ rằng sản phẩm tốt cho sức khỏe hơn. Bánh mì kẹp thịt chay mua ở cửa hàng có thể chứa một lượng muối cao cũng như dầu hoặc bơ để làm dính miếng bánh lại với nhau. Ăn chúng thường xuyên sẽ tiêu thụ nhiều calo, dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Để tận dụng tốt nhất lựa chọn dựa trên thực vật, nên tự chế biến chúng ở nhà.

 

Cá hồi sơ chế

Nếu bạn chọn cá hồi nướng tại nhà hàng, hãy để ý các loại nước sốt tráng men khác nhau sẽ được thêm vào cá. Lớp phủ như vậy thường chứa nhiều đường và dầu, điều này sẽ dễ dàng thêm lượng calo không cần thiết, làm giảm lợi ích sức khỏe của món ăn.

 

Bánh mì nguyên hạt

Ngay cả loại bánh mì trắng thay thế có vẻ lành mạnh hơn này cũng có thể chứa tới 20 thành phần, chất bảo quản, lượng muối cao hoặc đường. Ngoài ra, một số phiên bản ngũ cốc nguyên hạt mua ở cửa hàng vẫn có thể được nạp thêm bột mì tinh chế màu trắng. Để có được tất cả những lợi ích hữu ích của ngũ cốc, bạn nên thử tự nướng bánh mì ở nhà.

 

Bánh gạo

Chúng chứa ít calo hơn bánh mì hoặc bánh quy giòn. Tuy nhiên, hầu như không chứa bất kỳ chất dinh dưỡng hoặc vitamin nào. Ăn chúng có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, làm tăng mức insulin của bạn. Để cân bằng ảnh hưởng của chúng đối với cơ thể, hãy cố gắng tránh ăn chúng một mình, kết hợp với các loại thực phẩm bổ dưỡng như cá, rau hoặc trái cây.

 

Siêu thực phẩm phổ biến

Hầu hết thời gian, những nhãn như vậy được sử dụng để thay đổi quan điểm của công chúng về một sản phẩm cụ thể. Và trong khi các loại thực phẩm như quả việt quất, cải xoăn, cá béo hoặc các loại hạt xứng đáng được gọi là siêu thực phẩm, thì một số thực phẩm thay thế đã qua chế biến nên được để trên kệ. Nước trái cây "siêu" hoặc các loại bột phổ biến có thể được tạo ra với rất nhiều đường, hầu như không mang lại lợi ích sức khỏe nào cho bạn.

 

Đậu gà ngâm

Món đậu gà ngâm này được coi là tốt cho sức khỏe, nhưng phiên bản mua ở cửa hàng có thể ẩn đi những thành phần không cần thiết. Cẩn thận xem kỹ bao bì, xem những gì được liệt kê trong thành phần để tìm hiểu xem có thêm đường, chất béo đã qua chế biến, tinh bột, lượng muối lớn hay không.

 

Si rô gạo lứt

Phương pháp thay thế đường này có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến rất nhanh nhờ chỉ số đường huyết cao. Nó được tinh chế rất cao, hầu như không có bất kỳ chất dinh dưỡng hữu ích nào bên trong, thêm chất tạo ngọt này vào các món ăn sẽ tiêu thụ lượng calo “rỗng”. Stevia, erythritol, xylitol và xi-rô yacon là những lựa chọn tốt hơn.

 

(Nguồn: Brightside)

TAGS

6 hiểu nhầm phổ biến về bệnh đậu mùa khỉ

Đặng Ánh |

Đậu mùa khỉ là căn bệnh đặc hữu, đồng nghĩa rằng căn bệnh này chỉ xuất hiện ở một số khu vực địa lý nhất định. Tuy nhiên, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), căn bệnh này hiện đã lan ra 20 nước với hơn 200 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ và hơn 100 ca nghi mắc đã được phát hiện tại các quốc gia vốn hiếm khi ghi nhận căn bệnh này.

6 thói quen buổi sáng có thể làm hỏng làn da của bạn

PV |

Quy trình chăm sóc da của bạn có thể được điều chỉnh hoàn hảo để phù hợp với mọi nhu cầu về da của bạn, nhưng vẫn có một số sai lầm bạn vô tình mắc phải khiến da không đẹp.

WHO: Thuốc lá không chỉ gây hại sức khỏe mà đang đầu độc môi trường

Thùy Giang |

WHO khuyến nghị Việt Nam đánh thuế thuốc lá cao hơn để khuyến khích người hút thuốc cai thuốc lá và ngăn thanh niên bắt đầu hút thuốc.

WHO thừa nhận sự lây lan "bất thường" của virus đậu mùa khỉ

Thanh Mai |

WHO thừa nhận trong một cuộc họp báo trước các quốc gia về sự lây lan "bất thường" của virus đậu mùa khỉ.