5 dấu hiệu ảnh báo cơ thể bạn thiếu vitamin E trầm trọng

Thanh Mai |

Thiếu vitamin E có thể gây mất phương hướng và các vấn đề về thị lực ở người cao tuổi, gây ra một số vấn đề ở trẻ.

Vitamin E là một loại vitamin hòa tan trong chất béo, chủ yếu được lưu trữ trong gan trước khi được giải phóng vào máu để sử dụng. Vitamin E có nhiều chức năng đối với cơ thể, bao gồm bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do, tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa đông máu.

Dưới đây là những dấu hiệu quan trọng để biết bạn có bị thiếu vitamin E hay không.

 

1. Suy nhược cơ bắp

Cơ thể mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể bạn. Tình trạng căng thẳng oxy hóa này dẫn đến yếu cơ.

2. Các vấn đề về phối hợp

Thiếu hụt vitamin E có thể dẫn đến các tế bào thần kinh Purkinje trong não bị phá vỡ. Yếu cơ và khó phối hợp là các triệu chứng thần kinh cho thấy hệ thống thần kinh trung ương và thần kinh ngoại vi bị tổn thương.

3. Tê và ngứa ran

Thiếu vitamin E có thể gây ra bệnh lý thần kinh ngoại biên, một tình trạng dẫn đến tê và ngứa ran - thường là ở bàn tay và bàn chân. Thiếu vitamin E làm hỏng các sợi thần kinh, có thể ngăn chúng truyền tín hiệu một cách chính xác gây ra hiện tượng tê và dị cảm.

4. Hệ thống miễn dịch suy giảm

Vitamin E giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng cách hỗ trợ sự phát triển của tế bào T, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Thiếu vitamin E có thể ức chế các tế bào miễn dịch, khiến hệ thống miễn dịch trở nên yếu đi, đặc biệt là với người cao tuổi.

5. Suy giảm thị lực

Sự thiếu hụt vitamin E có thể làm suy yếu các thụ thể ánh sáng trong võng mạc và các tế bào khác trong mắt. Điều này có thể dẫn đến nhìn mờ và mất thị lực theo thời gian.

Thiếu hụt vitamin E hiếm khi liên quan đến chế độ ăn uống và chủ yếu xảy ra ở những người có yếu tố di truyền hoặc các bệnh như bệnh Crohn, bệnh xơ nang,...Thiếu vitamin E có thể dẫn đến các bệnh làm giảm nghiêm trọng sự hấp thụ chất béo như: bệnh tụy mạn tính, bệnh gan ứ mật, bệnh Celiac.

Sự thiếu hụt vitamin E cũng có thể gặp ở trẻ sinh non hoặc trẻ sơ sinh có trọng lượng thấp hơn và bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra, một người không có tiền sử bệnh di truyền nhưng gặp bất kỳ triệu chứng nào của sự thiếu hụt vitamin E, họ nên liên hệ với bác sĩ.

Nếu bạn có một trong những tình trạng trên và đang gặp các triệu chứng như yếu cơ, các vấn đề về phối hợp hoặc tê và ngứa ran, cần đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và có hướng xử trí để giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

 Lượng vitamin E trong máu cực thấp có thể chỉ ra một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Kiểm tra thêm sẽ giúp xác định nguyên nhân và các lựa chọn điều trị.

Đối với trẻ sinh non bị thiếu vitamin E, phương pháp hiện nay có thể cung cấp bổ sung vitamin E thông qua một ống trong dạ dày.

Với trẻ em và người lớn bị thiếu vitamin E do tình trạng di truyền hoặc các bệnh khác cần được bổ sung vitamin E liều cao, có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. 

Vitamin E có nguồn gốc tự nhiên có nhiều trong dầu đậu nành, dầu lạc, hạt hướng dương, hạnh nhân, cải bó xôi, bông cải xanh, các loại cá béo và các loại ngũ cốc nguyên cám,...

Nếu cần thiết phải bố sung vitamin E, nên lưu ý chỉ cung cấp tối đa 15-20mg vitamin E mỗi ngày. Để tránh nhiễm độc vitamin E, bạn không nên tiêu thụ quá 1.000mg mỗi ngày.

Các bác sĩ khuyến cáo những người dùng vitamin E liều cao nên ngừng sử dụng 2 tuần trước khi thực hiện bất kỳ loại phẫu thuật nào hoặc làm răng. Bởi, khi được dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung, vitamin E làm tăng nguy cơ chảy máu vì nó làm giảm khả năng đông máu.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Cảnh báo tai nạn đuối nước

Diệu Thúy |

Chỉ mới bước vào tháng đầu tiên của mùa hè 2022, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm mà nạn nhân chủ yếu là trẻ em. Đây là vấn đề nhức nhối, rất cần sự quan tâm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội để hạn chế đến mức thấp nhất những vụ tai nạn đuối nước đau lòng xảy ra.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám sau mắc COVID-19?

Minh Thảo |

Thời gian qua, số trẻ em mắc COVID-19 ở nước ta tăng cao. Mặc dù triệu chứng của COVID-19 ở trẻ em nhẹ hơn so với người lớn, số ca chuyển nặng và nhập viện ít, nhưng vẫn có một tỉ lệ nhất định trẻ sau khi mắc COVID-19 tồn tại kéo dài các triệu chứng như ho, đau đầu mệt mỏi, rối loạn hành vi, mất vị giác… Tuy không phải tất cả các triệu chứng xuất hiện ở trẻ sau mắc COVID-19 đều là hậu COVID-19 nhưng ba mẹ cần theo dõi sức khỏe của con để thăm khám, điều trị kịp thời.

Đây là thực phẩm số 1 giúp não bộ luôn nhạy bén và tập trung nếu ăn mỗi sáng

Chấn Hưng |

Một chuyên gia dinh dưỡng Harvard chia sẻ thực phẩm số 1 mà bà ăn mỗi sáng để giúp não bộ ‘nhạy bén’ và ‘trẻ lâu’. 

Xuất hiện hàng loạt ca viêm gan bí ẩn ở Anh

Thanh Mai |

Chuyên gia của UKHSA nghi ngờ các em mắc Covid-19 hoặc một loại bệnh nhiễm trùng khác, sau đó tiến triển thành viêm gan.