Ba thời điểm giúp tối đa dinh dưỡng của “thuốc bổ mùa đông”

TM |

Khoai lang được xem là siêu thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt khi vào đông.

Là một trong những loại củ phổ biến khi đông về, khoai lang được xem là siêu thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin A, C và nhiều loại khoáng chất khác nhau… mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

- Cung cấp chất xơ giúp tiêu hóa khỏe mạnh: Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ tốt, giúp điều hòa nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ vi khuẩn đường ruột có lợi. Khi đường ruột khỏe mạnh sẽ làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Chất xơ giúp bạn no lâu, ngăn ngừa ăn quá nhiều, có thể kiềm chế cơn thèm ăn và ngăn bạn ăn một cách vô thức.

 

- Giàu chất chống oxy hóa: Khoai lang chứa các chất chống oxy hóa như beta-carotene, lutein và zeaxanthin, có thể giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thương do các gốc tự do gây ra. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như ung thư và các vấn đề về tim...

- Điều hòa đường huyết: Khoai lang có chỉ số đường huyết thấp, nghĩa là chúng có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và ngăn ngừa sự gia tăng đột biến nồng độ insulin.

- Tốt cho da: Sự hiện diện của vitamin A và beta-carotene trong khoai lang có thể giúp bảo vệ da khỏi tác hại do tia UV, ô nhiễm và thời tiết lạnh gây ra, làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn, vết chân chim và da khô.

- Hỗ trợ sức khỏe mắt: Sự hiện diện của chất chống oxy hóa trong khoai lang, đặc biệt là lutein và zeaxanthin, có thể giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại do ánh sáng xanh, bức xạ UV và lão hóa.

- Giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu: Khoai lang là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin C, kali, magiê và sắt. Các chất dinh dưỡng này rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể và tinh thần thoải mái trong những tháng mùa đông.

Ăn khoai lang khi nào cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hấp thụ và lợi ích của “thần dược mùa đông này”, dưới đây là 3 “thời điểm vàng”giúp việc ăn khoai lang phát huy tối đa hiệu quả:

Ăn vào buổi sáng:

Khoai lang chứa carbohydrate phức tạp, giúp cung cấp năng lượng bền bỉ cho cơ thể hoạt động suốt buổi sáng mà không gây tăng đường huyết đột ngột. Chất xơ trong khoai lang giúp bạn cảm thấy no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Một số món ăn sáng với khoai lang bạn có thể lựa chọn như: khoai lang luộc/hấp, cháo khoai lang, khoai lang nướng mật ong, bánh mì sandwich kẹp khoai lang nghiền.

Khoai lang nướng mật ong là món ăn phù hợp cho bữa sáng dinh dưỡng.
Khoai lang nướng mật ong là món ăn phù hợp cho bữa sáng dinh dưỡng.


Ăn lúc trưa:

Do chứa một lượng canxi đáng kể, ăn khoai lang vào buổi trưa, khi có ánh nắng mặt trời, sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, củng cố sức khỏe xương khớp. Bên cạnh đó, khoai lang có thể giúp cơ thể nạp năng lượng sau một buổi sáng làm việc mà không gây cảm giác nặng nề, uể oải.

Một số món ăn trưa với khoai lang cực dễ làm như: cơm gạo lứt kèm khoai lang luộc/hấp, khoai lang nướng mỡ hành, salad khoai lang với ức gà, canh khoai lang thịt băm.

Trước khi tập thể dục:

Hãy thử ăn khoai lang khoảng 1-2 tiếng trước khi tập. Khoai lang cung cấp carbohydrate phức tạp, giúp cung cấp năng lượng dẻo dai cho cơ bắp hoạt động hiệu quả trong quá trình tập luyện. Ăn khoai lang trước khi tập giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết khi vận động mạnh.

Trước khi tập thể dục, bạn có thể ăn khoai lang luộc/hấp, sinh tố khoai lang với chuối để tối ưu hiệu quả tập luyện.

Một lý sinh tố khoai lang với chuối giúp tối ưu hiệu quả tập luyện.
Một lý sinh tố khoai lang với chuối giúp tối ưu hiệu quả tập luyện.


Những lưu ý khi ăn khoai lang:

- Không nên ăn khoai lang sống: Khoai lang sống chứa chất nhựa khó tiêu hóa, có thể gây đau bụng, khó tiêu.

- Không ăn khoai lang khi đói: Ăn khoai lang khi đói có thể kích thích dạ dày tiết axit, gây ợ chua, nóng ruột.

- Hạn chế ăn khoai lang vào buổi tối: Ăn khoai lang vào buổi tối, đặc biệt là gần giờ đi ngủ, có thể gây khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

- Không ăn khoai lang mọc mầm: Khoai lang mọc mầm có thể chứa độc tố, gây hại cho sức khỏe.

- Kết hợp khoai lang với các thực phẩm khác: Để đảm bảo dinh dưỡng cân đối, bạn nên kết hợp khoai lang với các loại thực phẩm khác như rau xanh, thịt, cá, trứng...

- Một số nhóm người cần hạn chế hoặc tránh ăn khoai lang để phòng ngừa những tác dụng phụ không mong muốn như: những người liên quan đến bệnh thận, người bị bệnh dạ dày hoặc tiêu hóa kém.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Gia đình trên 40 lần hiến máu tình nguyện

Mỹ Hằng |

Dù phải mưu sinh bằng nhiều nghề để trang trải cuộc sống, nhưng với tấm lòng nhân ái vì cộng đồng, 4 thành viên trong gia đình chị Trần Thị Tuyết Nhung - anh Võ Bá Nhớ ở thôn Tùng Luật, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị vẫn thường xuyên tham gia hiến máu tình nguyện (HMTN). Với họ được sẻ chia những “giọt máu hồng” là việc làm có ý nghĩa và hạnh phúc nhất.

Quốc hội thống nhất cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025

TM |

Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện.

Hiệu quả từ khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền và phục hồi chức năng

Nguyễn Hoài Nam |

Nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe về y học cổ truyền và phục hồi chức năng ngày càng cao của người dân, Trung tâm Y tế huyện Gio Linh (Quảng Trị) không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ để xứng đáng là địa chỉ tin cậy về khám, chữa bệnh của Nhân dân trong và ngoài huyện.

Gia tăng bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện do thời tiết thay đổi

Phương Thảo |

Những ngày qua, số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại một số đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh tăng mạnh. Nguyên nhân được xác định là do thời tiết thay đổi thất thường đã ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người dân, nhất là nhóm người cao tuổi, những người có bệnh nền về hô hấp và tim mạch.

Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán tiền khám bệnh trong một số trường hợp

Tuệ Văn |

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 39/2024/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.