Bệnh nhân COVID-19 nặng tăng lên rõ rệt, các bệnh viện sẵn sàng các tình huống

PV |

Hiện số bệnh nhân COVID-19 nặng đang có xu hướng tăng lên rõ rệt trong những ngày gần đây. Bộ Y tế yêu cầu các Bệnh viện nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng ứng phó.

Tại cuộc họp Tổ chuyên môn chăm sóc, điều trị ca bệnh COVID-19, ngày 19/8, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết: “Trong một tháng qua, cả nước đã ghi nhận hơn 45.000 ca mắc mới COVID-19; đặc biệt những ngày gần đây con số này đang tăng cao nhanh chóng; xu hướng gia tăng ca mắc COVID-19 đã hiện rõ”.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện có 123 ca COVID-19 đang điều trị; trong đó có 26 ca thở máy, 1 ca phải chạy ECMO. Trong số 232 bệnh nhân nhập viện từ đầu tháng 8 đến nay, có tới 46% bệnh nhân trên 65 tuổi; số bệnh nhân chưa tiêm phòng vaccine điều trị tại khoa Hồi sức tích cực (chiếm 24,3%); đã có 3 ca tử vong do mắc COVID-19.

Nơi điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng. Ảnh: TTXVN
Nơi điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng. Ảnh: TTXVN

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, từ ngày 18/7- 17/8/2022 có 32 bệnh nhân COVID-19 điều trị, trong đó có 31 ca nhập viện trong tháng 8/2022. Trong số các bệnh nhân này có 19 bệnh nhân mức độ nặng/nguy kịch; 6 ca tử vong.

Tại Bệnh viện Trung ương Huế, trong số 30 ca mắc COVID-19 đang điều trị, có 6 trường hợp nặng, nguy kịch, 5 ca thở máy.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, qua báo cáo của các Bệnh viện cho thấy, bệnh nhân mắc COVID-19 có xu hướng tăng, đặc biệt số bệnh nhân nặng tăng lên rõ rệt trong những ngày đầu tháng 8/2022. Vì vậy, các Bệnh viện cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác, đặc biệt là các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng đề nghị Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Hội đồng chuyên môn tập huấn cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 cũng như theo dõi, xử trí đối với các ca từ nhẹ chuyển nặng, hạn chế tử vong do cán bộ biến động, luân chuyển. Đối với các trường hợp nặng, chuyển biến nặng cần theo dõi và điều trị tại chỗ và chỉ chuyển viện sau khi có hội chẩn và đảm bảo đầy đủ, trang thiết bị khi vận chuyển.

Để phục vụ công tác điều trị, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng đề nghị các đơn vị cần có dự trù và lập kế hoạch để thực hiện điều phối thuốc phù hợp và đáp ứng công tác điều trị.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng đã chỉ đạo các cơ sở sàng lọc, phân luồng và thu dung điều trị theo Quyết định 1226/QĐ-BYT; các khoa lâm sàng, khoa truyền nhiễm tiếp nhận các ca nghi nhiễm; không tổ chức bệnh viện dã chiến. Hiện môt số địa phương có kế hoạch kích hoạt lại Bệnh viện dã chiến như: TP Hồ Chí Minh. Các bệnh nhân COVID-19 nặng hiện chủ yếu được điều trị tại các viện tuyến cuối.

(Nguồn: Ngày Nay)

TAGS

Việt Nam chuẩn bị ứng phó với tình hình dịch Covid-19 mới

Thanh Mai |

Nửa đầu tháng 8, trung bình cả nước ghi nhận gần 2.000 ca mắc mới mỗi ngày, song từ 16/8 đến nay xấp xỉ 3.000 ca/ngày.

Tưởng niệm, kỳ siêu đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19

Thanh Mai |

Hòa thượng Thích Lệ Trang - trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM, trưởng ban tổ chức đại lễ - phát biểu khai mạc.

Số ca mắc COVID-19 tăng trở lại, Bộ Y tế yêu cầu bám sát tình hình dịch

PV |

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện các biến thể phụ mới của biến thể Omicron, bao gồm biến thể BA.2.75, số ca mắc mới COVID-19 có chiều hướng tăng. Cho nên, các địa phương cần thường xuyên đánh giá cấp độ dịch để kịp thời điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị quyết 128/NQ-CP...

Hỗ trợ giáo viên mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do COVID-19

B.A |

Trước ảnh hưởng của COVID-19 đối với ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học ngoài công lập, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP về chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập.